Rắn cạp nia sống ở đâu, đặc điểm, điều trị sơ cứu, có ăn được không?
Nội dung chính
Rắn cạp nia
Rắn Cạp Nia là loài rắn độc phổ biến tại Việt Nam thuộc họ nhà rắn hổ. Bạn có thể tìm thấy loài rắn này tại cả ba miền Bắc Trung Nam. Tên tiếng anh của họ rắn này là Krait với rất nhiều loài rắn khác nhau. Đây là loài rắn được nhiều người đánh giá là loài rắn độc nhất Việt Nam.
Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của loài rắn này là trên thân hình có vằn như con ngựa vằn, toàn thân đều là màu đen và trắng, một số nơi còn gọi nó theo ngoại hình là rắn khúc đen khúc trắng. Đây là một loài rắn có kích thước nhỏ, thường được phát hiện với độ dài khoảng 60cm, con to có thể lên tới 1.5 mét. Đầu nhỏ, mắt đen không có con ngươi. Lớp da nhẵn và bóng. Nhiều loài cạp nia có phần cơ thể hình tam giác với sống lưng nhọn.
Ban ngày chúng tỏ ra là một loài rắn hiền lành, co cụp cuôn tròn và dấu đầu. Khi bị làm phiền chúng thường bất ngờ di chuyển nhanh nhưng không bỏ chạy. Tốc độ di chuyển của loài rắn này khá nhanh.
Hoạt động chủ yếu vào ban đêm, chúng trở nên vô cùng tinh ranh và nhanh nhẹn vào ban đêm săn mồi. Bị thu hút bởi ánh sáng đèn, nếu bạn đi trong rừng vào ban đêm rất có thể chúng sẽ lao tới bạn. Ngoài ra đây cũng là loài thường xuyên xâm nhập vào nhà dân mỗi buổi tối gây nguy hiểm cho con người.
Phân bố
Loài này được tìm thấy tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan. Họ nhà rắn cạp nia thì phân bố vô cùng rộng gắp những khu vực khí hậu nhiệt đới.
Rắn cạp nia thường sống ở những nơi ẩm thấp, bóng râm như: đống củi, nhà hoang, đống gạch, bui rậm, …
Các loài rắn cạp nia
Rắn cạp nia tại Việt Nam có các loài được ghi nhận như:
- Cạp nia bắc: tên khoa học là Bungarus multicinctus, dấu hiệu nhận biết là có những vằn khúc đen khúc trắng mau hơn các loài cạp nia khác.
- Cạp nia nam: tên khoa học là Bungarus candidus, tiếng anh là Malayan krait. Điển hình là các vằn trắng đen có khoảng cách xa nhau hơn. Các tên gọi khác có thể kể tới như: mai gầm bạc, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc.
- Cạp nia sông hồng: được tìm thấy tại sồng hòng tên khoa học là Bungarus slowinskii. Được nhóm sinh vật học người Việt ghi nhận năm 2005.
- Cạp nia đầu vàng: tên khoa học Bungarus flaviceps được tìm thấy tại các tỉnh miền Nam. Chúng không có vằn rõ rệt và có cái đầu màu cam.
Thức ăn
Thức ăn của rắn cạp nia có thể là thằn lằn, chuột, đặc biệt là chúng có khả năng ăn các loài rắn khác, thậm chí ăn thịt đồng loại tương tự rắn hổ mang chúa.
Sinh Sản
Loài rắn này là loài rắn đẻ trứng, có thể đẻ khoảng 6 – 12 trứng mỗi lứa. Tập tục canh ổ trứng cho tới khi trứng nở như các loài rắn hổ khác.
Nọc độc
Tuy là loài rắn nhỏ nhưng đây là một loài rắn có nọc độc mạnh hơn nhiều lần so với rắn hổ mang. Nọc độc gây tê liệt hệ thần kinh và hô hấp. Tye lệ tử vong cao lên đến 75% nếu không được chữa trị kịp thời. Vết cắn có đặc điểm là ít sưng đau hơn các loài rắn khác khiến người bệnh chủ quan, chỉ thấy 2 vết răng nhỏ.
Dấu hiệu, sơ cứu điều trị khi bị cắn
Khi bị cắn người bệnh nên chụp ảnh quay phim hoặc bắt rắn để quá trình nhận dạng loại rắn của các bác sĩ trở lên dễ dàng hơn.
Sau khi bị cắn người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng dấu hiệu như: hôn mê, sụp mí, mờ mắt, đau họng, khó thở, chân tay yếu, khó há miệng nói.
Sơ cứu: Dùng khăn hoặc vải băng kín cả chân nếu vết căn ở chân, sau đó nẹp bằng một tấm gỗ, cành cây để cố định chân không cho cử động. Nếu vết cắn ở tay, cuốn khăn kín toàn bộ cánh tay, nẹp lại bằng thanh gỗ cố định như khi sơ cứu người gãy tay. Nếu bệnh nhân khó thở cần hỗ trợ hô hấp hà hơi thối ngạt. Đặt vị trí vết cắn thấp hơn so với tim. Sau đó đưa ngay tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân bị rắn cạp nia cắn
Rắn cạp nia ban ngày thường rất lành, đa số những người bị cắn do vô tình dẫm phải chúng và bị cắn. Bị cắn khi đang cố bắt rắn, quấy nhiễu chỗ ngủ của chúng.
Ban đêm loài rắn này hoạt động mạnh và thường xuyên vào nhà dân, thậm chí nhiều con còn chui lên giường ngủ khiến tỉ lệ bị cắn rất cao. Đi rừng ban đêm soi đèn và rắn tìm tới tấn công.
Bài tương tự: Rắn hổ ngựa có độc không? Đặc điểm, công dụng
Rắn cạp nia có ăn được không?
Thịt rắn có thể ăn được nhưng người ta thường dùng nó như một vị thuốc. Người phụ nữ, trẻ em, người bị dị ứng không nên ăn thịt rắn. Các món ăn từ rắn cần có chuyên gia tư vấn để không bị ngộ độc, ví dụ không được sử dụng mật rắn bừa bãi, đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc với mật.
Các món ăn ngon phổ biến từ rắn có thể kể tới như: Rắn ướp nướng, chả lá nốt, rắn nhồi thịt, hầm xả, xào lăn, …
Rắn cạp nia được người dân Việt Nam ngâm với diệu cùng với các loài rắn hổ mang khác.
BÀI KHÁC VỀ Wiki Loài Rắn
- Wiki Rắn râu có độc không? Giá, thức ăn và đặc điểm 9331 lượt xem.
- Wiki “Rắn bông súng” thức ăn, nuôi bán, cắn có độc không? 23259 lượt xem.
- Wiki Rắn ri voi – Cách nuôi, thức ăn, giá bán rắn ri tượng 10751 lượt xem.
- Wiki Rắn Ri Cá toàn tập, có độc không, giá bao nhiêu và cách nuôi 23567 lượt xem.
- Wiki Rắn lục cườm cắn có độc không? Hình ảnh, cách bắt, thức ăn và sinh sản 164439 lượt xem.
- Wiki Rắn lá khô đốm có độc không? Giá bao nhiêu, sinh sản và tập tính 11373 lượt xem.
- Wiki rắn mùng, cách chăn nuôi rắn mòng con và món ăn ngon 18801 lượt xem.
- Rắn biển có độc không? Các loài rắn biển Việt Nam (Con đẻn) 15786 lượt xem.
- Wiki Rắn hoa cỏ ăn gì, cắn có độc không? Hình ảnh rắn hoa cỏ, rắn nước 28232 lượt xem.
- Wiki Rắn mào gà có độc không? Có thật tại Việt Nam và trong giấc mơ 36997 lượt xem.
Nguyễn Duy Kỳ18/10/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ13/10/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0