Wiki Con Rết ăn được không? Bị cắn phải làm sao và loài rết khổng lồ
Con rết là loài động vật hung dữ chứa nhiều nọc độc, được coi như là kẻ săn mồi máu lạnh. Con rết tiếng Hán là Ngô công hay Bách Túc, nếu chẳng may bị con rết cắn và không được sơ cứu cẩn thận rất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí có nhiều người mơ thấy con rết bò lên người và cảm thấy kinh hãi trước loài vật này. Nào hãy cùng tìm hiểu chi tiết về con rết nhé.
Nội dung chính
Rết là con gì? Tổng quan về loài rết
Con rết tiếng anh là Centipede và có tên khoa học là Chilopoda (hay còn gọi là con tít, con rít) là một loài động vật thân đốt, có lông, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Con rết số chân là 20 chân cho đến trên 300 chân tùy từng loài. Hơn nữa con rết bự số chân không khác với con rết nhỏ mà chỉ khác nhau về kích thước. Tuổi thọ của con rết có thể sống được hơn 5 năm. Các cánh rừng nhiệt đới, mát mẻ, các khu vực ẩm thấp hoặc nhà tắm, cống rãnh là nơi mà chúng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, ta có thể tìm thấy con rết hay sống ở trong đất mùn, lá cây mục, dưới các phiến đá hay tại các khúc gỗ.
Màu cơ thể rết là sự kết hợp giữa màu nâu và đỏ, nhiều loài có màu sắc khá rực rỡ khiến nhiều người gặp con rết cho là điểm gở, phát sợ. Con rết có rất nhiều chân như đã nói ở trên tuỳ theo mỗi loài. Thân của con rết dài và thẳng, đầu tròn hoặc dẹt với một cặp râu dài nhô ra từ phần trước của đầu. Cặp râu của con rết được chúng sử dụng để dò tìm con mồi. Khác với các loài chân khớp khác, rết có thể lột xác thường xuyên để tiến hoá mà không cần chọn thời điểm thích hợp.
Con rết ăn gì?
Con rết ăn thịt để sống, chúng mệnh danh là sát thủ máu lạnh, vì vậy không khó để biết con rết thích mùi thức ăn của chúng. Chủ yếu con rết ăn thịt của các loài động vật gặm nhấm, côn trùng và các loài động vật nhỏ khác như bướm, ốc, giun hay tắc kè,…đôi khi chúng ăn cả những động vật cùng chủng loại với mình nhưng nhỏ hơn, đặc biệt là ăn thịt giết rết con.
Nếu hỏi con rết sợ nhất mùi gì thì con rết sợ mùi của các loài thiên địch săn chúng bởi rết là thức ăn của một số loài như chim chóc. Ngoài ra rết sợ nhất mùi hóa chất độc hại của các loại thuốc xịt côn trùng mạnh nên hãy mang theo thuốc phòng thân nếu vào rừng nhé.
Tập tính sinh sản của loài rết
Các loài rết đều có thể sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc bằng cách đẻ con rết con non tuỳ theo từng loài mà không cần sự giao phối. Đối với các loài rết đẻ trứng, ở mỗi lần đẻ, rết mẹ sẽ đẻ ra khoảng 60-80 trứng và tự bảo vệ chúng đến khi rết nở. Trứng của rết thường được đẻ trong các ổ đất hoặc trong các khe nứt, và thường được bảo vệ bởi một lớp bảo vệ bên ngoài.
Đối với loài rết đẻ con rết con, chúng sẽ sinh sản bằng cách đẻ trực tiếp các con non ra từ cơ quan sinh dục của mình và nuôi dưỡng bằng cách hút nước mẹ sản xuất.
Một số loài rết phổ biến
Một số loài rết phổ biến rết được biết đến trên thế giới, riêng ở Việt Nam ghi nhận 71 loài rết. Các loại rết thường thấy nhất là rết đuôi lông vũ, rết đá, rết đất, rết khuyên xanh, rết đầu đỏ, con rết biển, con rết bà… và rết Việt Nam (Scolopendra subspinipes) có thể nói là một loài rết dài nhất Việt Nam được tìm thấy ở khắp Đông Á, Ấn Độ Dương và các khu vực nhiệt đới. Ngoài ra còn có con rết chân dài tuy cơ thể nhỏ hơn các loài khác nhưng chúng khá kỳ dị.
Tương tự: Wiki Con Đỉa – Ăn được không, đỉa sợ gì, xử lí khi bị cắn và cách tiêu diệt
Rết có độc không? Cách xử lí vết thương khi bị rết cắn.
Con rết cắn có độc, khi rết tấn công sẽ tiết chất độc qua hàm răng phía trước. Nếu bị con rết cắn có thể nhẹ chỉ gây dị ứng da như ngứa, phát ban, nổi mề đay. Ngoài biểu hiện tại da còn gây tức ngực, khó thở, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,… Đối với những trường hợp nặng, bị rết cắn có thể gây gây tụt huyết áp, suy chức năng đa cơ quan, lú lẫn, mất dần ý thức, rơi vào hôn mê, rối loạn nhịp tim. Nếu chẳng may bị sốc phản vệ, có thể gây ra trường hợp con rết cắn người, tu vong chỉ trong vài phút sau khi bị cắn.
Bị con rết bé cắn sẽ có thể bị các triệu trứng trúng độc tương tự như rết lớn cắn. Trong trường hợp bị rết nhỏ cắn cần phải biết sơ cứu vết thương giống như các trường hợp bị rết cắn thông thường, vì chúng ta không nên chủ quan.
Sơ cứu khi bị rết cắn:
- Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch, tuyệt đối không bôi bất cứ chất gì lên vết thương để tránh nhiễm trùng.
- Sử dụng cồn y tế để sát khuẩn vết thương.
- Chườm đá lạnh để giảm sưng, giảm đau và co mạch giảm phù nề.
- Sau khi sơ cứu, nếu tình trạng vết thương vẫn còn nghiêm trọng, người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng rết hiệu quả:
- Dọn dẹp thường xuyên, luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ao tù nước đọng, tránh ẩm thấp.
- Phát quang bụi rậm, cây cỏ quanh nhà.
- Xử lý rác thải hợp lý, tránh tích tụ rác trong nhà khiến loài rết có cơ hội sinh sôi.
- Khi làm việc trong khu vực ẩm thấp, tối tăm, phải sử dụng đồ bảo hộ như ủng mang chân, găng tay, quần áo dài.
- Phun thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi thường xuyên
Trên đây là các thông tin về loài rết cũng như cách phòng tránh, xử lí khi bị rết cắn. Mong rằng các thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tính nguy hiểm của loài vật này, hãy tuân thủ các quy tắc phòng chống rết để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé!
- Hướng dẫn cập nhật Firmware cho Viltrox Lens, ngàm
- Cách sử dụng camera kính hiển vi, lắp đặt kết nối với máy tính
- Xử lí Hoa Hồng trồng chậu bị héo vàng rụng lá, mua hoa hồng chậu ở đâu
- Cách kết nối bàn phím không dây bluetooth logitech, dareu, Edra, Akko
- Tai nghe chỉ nghe được 1 bên Vsmart, Airpod, Samsung AKG, F9 bluetooth, Oppo, win 11/10/7
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0
Anh Ngọc01/05/2024 Người Nổi Tiếng 0
Anh Ngọc24/01/2024 Người Nổi Tiếng 0