Wiki Rắn mào gà có độc không? Có thật tại Việt Nam và trong giấc mơ
Rắn mào gà là một loài rắn có mào được lưu truyền trong văn hóa phương Đông để chỉ những con rắn “thành tinh”, “lâu năm” hay “rắn thần”. Những giai thoại được truyền miệng trong dân gian về rắn mào gà hay rắn vương miện (cách gọi loài rắn này ở Trung Quốc) có rất nhiều nhưng khoa học thực chứng không giải thích nổi và cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy nó tồn tại. Tuy nhiên rất nhiều người đã nhìn thấy tận mắt hoặc mơ thấy một con rắn có mào trên đầu. Ở Việt Nam thì thường được cho rằng đó là rắn thần chuyên canh giữ miếu hoặc làm hại dân lành để họ phải cúng nạp thực phẩm như trứng gà cho chúng. Vậy thực hư về loài rắn mào gà có thật không? Rắn mào gà trông như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
Rắn mào gà là rắn gì?
Rắn mào gà hay rắn vương miện hay rắn Cockscomb được mô tả và một số hình ảnh ghi lại là rắn với cái mào giống gà có kích thước to nhỏ khác nhau. Nó được nhiều người lưu truyền là rất linh thiêng nhờ thời gian giống vài trăm năm hoặc hơn, được cho là đang canh giữ các khu vực linh thiêng, có con có tốc độ rất nhanh khiến nhiều người tưởng rằng rắn mào gà có thể bay lên khỏi mặt đất. Rắn mào gà có màu sắc cơ thể khác nhau vì nó không phải một loài cụ thể mà được coi như là “tiến hóa” qua rất nhiều năm sống. Nhiều con rắn có thể dựng người thẳng dậy và có con hung dữ tấn công người, có con thì lẩn tránh con người rất kĩ. Tại Việt Nam và các địa phương Á Đông truyền miệng rằng rắn mào gà nếu bị đánh đập hoặc ăn thịt nó sẽ đem lại xui xẻo rất lớn, thậm chí là tâm thần hoặc tử vong, bởi theo họ thì rắn mào gà thành tinh rất có linh tính.
Rắn có mào có thể hiện thân là 1 loài rắn bất kì nhưng trên đầu có mào. Nó không cố định là 1 loại rắn cụ thể. Trong thế giới tâm linh cũng có những loài rắn có mào và rất phổ biến. Nếu bạn tìm hiểu sâu về tâm linh sẽ thầy hấu hết rắn đều có mào. Ngoài cuộc sống thực tại thì thế giới tâm linh cũng luôn tồn tại nhưng nhiều người chưa nhận ra được sự tồn tại của nó.
Ở Việt Nam cũng có nhiều câu truyện các người cao tuổi thời trước lưu truyền lại cho con cháu về loài rắn thần này, mô tả nó rất linh và không được động đến. Rất nhiều địa phương đều lưu truyền các câu chuyện về loài rắn mào gà này và đều có phần giống nhau ở đặc điểm là đầu rắn có phần thịt mọc lên và nhiều đặc điểm dị thường.
Ở Quảng Tây thuộc Trung Quốc, có một ngôi làng tên là làng Huaida trên ranh giới giữa thị trấn Fengwu và thị trấn Bangwei ở thành phố Bách Sắc, có một ngọn đồi nhỏ với độ cao rất nhỏ. Người dân địa phương gọi nó là “Núi Jiguan”. Người dân địa phương khẳng định đã nhìn thấy rắn mào gà và rắn này được nhiều người mô tả có ngoại hình đồng nhất: cơ thể có nhiều màu sắc, nhưng phần lớn là màu vàng nhạt và vàng, trên đầu có những chỗ lồi ra như thịt, tương tự như cái mào gà nhưng không có màu đỏ như mào gà( điều này khá giống với hình ảnh mào của rắn hổ mang ở phía trên). Tốc độ di chuyển nhanh đến mức mọi người lầm tưởng rằng con rắn có thể bay. Từ khía cạnh văn hóa tâm linh truyền thống của vùng Trung Quốc, loại rắn này chính là một loại sinh vật gọi là Dao(Jiao). Trên đầu khi còn nhỏ có các mào, khi lớn lên thành các chỏm rồi thành sừng. Sau đó biến thành một con rồng.
Rắn mào gà có độc không?
Theo truyền thuyết ở Trung Quốc và một số nước Á Đông, một số loài rắn hổ mang chúa có mào sẽ chủ động tấn công người, khi tấn công thì mào của chúng sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu tím, đồng thời chúng sẽ phun nọc độc và sương độc giống như rắn hổ mang, người không biết sẽ lầm tưởng chúng là khói. Khi bạn khiêu khích nó sẽ nhảy dựng người thẳng cho cao lên, nếu nó cao hơn bạn khi bị khiêu khích thì nó sẽ tấn công bạn. Nếu bạn cao hơn nó, nó sẽ bỏ chạy mà không làm ai bị thương. Nếu bạn không cao hơn nó, bạn sẽ chết, nếu bạn cao hơn nó, nó sẽ tự bỏ chạy và không làm hại ai. Ngoài ra, đừng chạy theo đường thẳng để quay đầu xe. Đa phần các câu truyện lưu truyền trong dân gian là rắn này có phần “thần” và rất linh, dĩ nhiên rắn mào gà có độc cũng rất mạnh. Rất nhiều câu chuyện tâm linh về rắn thần lưu truyền ở Việt Nam ta.
Ngoài ra, nhiều người dân Trung Quốc truyền tai nhau là rắn này phát ra tiếng kêu “cục cựa” tương tự như tiếng gà mái nên còn được người dân ở một số địa phương gọi là “rắn gà gáy”. Vì vậy, rắn mào gà có độc rất cao, sau khi cắn người đều chết hết nên một số làng bản địa phương đã gom củi đốt quanh đồi, đốt núi, giết chết một số lượng lớn rắn gọi là “rắn lục”. Tại Lu Jinhua, người chứng kiến vụ việc này và vẫn còn sống kể lại. Tuy nhiên, do chưa có đủ bằng chứng nên chưa thể xác định con rắn ở khu vực này có phải là rắn tổ ong( rắn mào gà) trong truyền thuyết hay không. Tuy nhiên, những người dân địa phương lẻ tẻ báo cáo rằng con rắn có tồn tại, và nhiều người đã hoang mang con rắn về.
Ở Việt Nam cũng có trường hợp năm 2010 có một ông tên Nguyễn Văn Thảo ở làng Kính Nỗ bắt được con rắn màu xám to bằng bắp tay, trên đầu có cái mào giống mào gà. Sau đó ông này khâu miệng nó lại đem ra chợ bán nhưng ai cũng sợ không dám mua và xúi ông thả nó đi. Sau đó ông thả nhưng vẫn không cắt chỉ khâu miệng, rồi một thời gian sau con trai ông Thảo có các hiện tượng kỳ dị như rắn thần nhập chỉ đòi ăn trứng sống và oán hận ông Thảo đã khâu miệng. Sau đó ông đã phải xây ngôi miếu nhỏ thờ con rắn thần đó và cúng trứng gà ở đó thường xuyên, thi thoảng trứng mất vài quả và người dân cũng không rõ đó là bị thanh niên nào lấy ăn hay là rắn thần kia đã ăn.
Ngủ mơ thấy rắn có mào đuổi cắn là điểm báo gì?
Rắn có mào là một sinh vật tâm linh. Khi bạn ngủ mơ thấy nó nghĩa là bạn đang giao tiếp với thế giới tâm linh. Rắn có mào thường được cho là rắn thần vì vậy rất có thể bạn là một người có đời sống tâm linh tốt. Trong cuộc sống thường ngày có những người làm việc về tâm linh không phải vì họ tư thích làm tâm linh mà là số phận họ phải làm tâm linh. Đó chính là những người căn số, những người sinh ra phải làm việc tâm linh. Khi những người căn số này tới thời điểm phải làm tâm linh thì cũng thường mơ thấy rắn, mơ thấy phân nhiều lần liên tục, cuộc sống thì gặp nhiều khó khăn bế tắc. Mọi thứ chỉ được giải tỏa khi họ làm việc tâm linh. Bị rắn đuổi cắn thì hãy tự suy xét xem mình có làm gì sai xót tại các khu vực tâm linh như đền, miếu thờ hay không. Nếu giấc mơ xảy ra nhiều lần thì bạn nên cần được những người làm về tâm linh giúp đỡ để hiểu được bản chất sự việc. Đừng bao giờ nghĩ tới việc kiếm được tiền từ những giấc mơ, đừng giải mã những con số để rồi ra đê để ở.
Những nhân chứng kể lại từng chứng kiến rắn mào gà
Sau khi đi sưu tầm và tìm hiểu ở nhiều nơi, chúng tôi đã thu thập được một số người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc kể lại câu chuyện từng gặp rắn mào gà. Với những màu sắc hoặc đặc điểm có phần tương đồng nhau và cũng có khác nhau ở từng địa phương. Nhưng đều có đặc điểm là có mào giống mào gà trên đầu rắn và khá hung dữ.
Chú thích: Những từ như “tổ ong”, “”vương miện”, “cockscomb” được dùng để chỉ mào gà còn “rắn gà gáy” “voi trĩ”, “rắn lục” “rắn vương miện” chỉ chung các loài rắn mào gà được chứng kiến tại các địa phương khác nhau. Do đây là một số cư dân mạng ở Trung Quốc chia sẻ nên cách dùng từ của họ có chỗ khác nước ta.
Tuy rằng khoa học hiện đại không thể chứng minh hay có bằng chứng về rắn này một cách cụ thể, và dùng nhiều lí do có phần vô lí để giải thích hiện tượng mào rắn. Nhưng rõ ràng có thể thấy rất nhiều nếu không muốn nói phần lớn những truyền thuyết dân gian lưu lại ở khắp các địa phương trên thế giới, nếu truyền thuyết có phần giống nhau giữa các nơi thì truyền thuyết đó đều là sự thật từng tồn tại. Vậy bạn có nghĩ rằng rắn mào gà hay rắn hổ mào gà tồn tại?
BÀI KHÁC VỀ Wiki Loài Rắn
- Wiki Rắn râu có độc không? Giá, thức ăn và đặc điểm 9487 lượt xem.
- Wiki “Rắn bông súng” thức ăn, nuôi bán, cắn có độc không? 23428 lượt xem.
- Wiki Rắn ri voi – Cách nuôi, thức ăn, giá bán rắn ri tượng 10863 lượt xem.
- Wiki Rắn Ri Cá toàn tập, có độc không, giá bao nhiêu và cách nuôi 23619 lượt xem.
- Wiki Rắn lục cườm cắn có độc không? Hình ảnh, cách bắt, thức ăn và sinh sản 165067 lượt xem.
- Wiki Rắn lá khô đốm có độc không? Giá bao nhiêu, sinh sản và tập tính 11577 lượt xem.
- Wiki rắn mùng, cách chăn nuôi rắn mòng con và món ăn ngon 18966 lượt xem.
- Rắn biển có độc không? Các loài rắn biển Việt Nam (Con đẻn) 15921 lượt xem.
- Wiki Rắn hoa cỏ ăn gì, cắn có độc không? Hình ảnh rắn hoa cỏ, rắn nước 28366 lượt xem.
- Wiki Rắn mào gà có độc không? Có thật tại Việt Nam và trong giấc mơ 37145 lượt xem.
Nguyễn Duy Kỳ18/10/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ13/10/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0