Khẩu độ, tốc độ ISO để chụp ảnh lễ tiệc cưới chuẩn chỉ nhất
Chụp ảnh tiệc cưới là một trong những kiểu chụp ảnh khó xử lí đối với những anh em mới chụp ảnh và chưa có nhiều kinh nghiệm. Mình cũng vậy, đam mê chụp ảnh bằng điện thoại rồi mua máy ảnh với lens kit. Chụp 1 tuần đầu tiên vô cùng chán vì ảnh xấu và chả khác gì điện thoaị. Khi mình mua thêm 1 lens fix khẩu lớn để chụp chân dung xóa phông siêu đẹp thì mình đã nhận ra máy ảnh chụp rất đẹp và net hơn điện thoại. Hôm nay được bạn nhờ chụp ảnh cưới thì mình mới lấy máy ảnh với lens fix 85mm F1.4 ra để chụp thử thì nhận ra chụp ảnh cưới không hề dễ như chụp chân dung thông thường.
Nội dung chính
Thông số để chụp ảnh cưới đẹp bằng máy ảnh
Bạn có thể sử dụng máy của bất kì hãng nào để có thể chụp ảnh tiếc cưới được Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Samsung Galaxy, Iphone, … quan trọng là khả năng của bạn.
Khi bạn chụp ảnh chân dung thông thường thì bạn thường chụp ở ngoài trời hay studio có mức ánh sáng rất tốt và không bị ám màu. Nhưng khi chụp ảnh tiệc cưới bạn phải đối mặt với ánh sáng không ỏn định, không như ý 1 chút nào. Mẫu để chụp ảnh thì thường xuyên di chuyển, quay mặt sang trái sang phải, người thì nhắm mắt. Vô vàn những cái kho nếu bạn không biết xử lí sẽ hỏng cả buổi chụp.
Thứ tự ưa tiên về sản phẩm ảnh tiệc cưới như thế nào?
- Phải có ảnh để mang về: Khi bạn đi chụp nhất định phải có ảnh mang về, đảm bảo máy và thẻ nhớ hoạt động tốt.
- Ảnh phải net: Dù bạn chụp đẹp như thế nào thì ảnh bị nhòe thì rất khó cứu và trở nên vô giá trị. Dù bạn chụp ảnh bị tối, thiếu sáng, thừa sáng, hay bị ám màu thì tất yếu phải có ảnh net để mang về. Ảnh thiếu sáng, thừa sáng, sai màu thì có thể hậu kì được, chứ ảnh nhòe thì rất khó vì vậy bạn cần phải đảm bảo được tốc độ chụp đủ cao, không rung tay.
- Ảnh đẹp: Ảnh đẹp sẽ là tiêu chí sau cùng, bạn chỉ có được nó khi 2 tiêu chí bên trên được ưa tiên hơn cả.
Nên chụp ở chế độ lưu file ảnh JPG song song với Raw. File JPG có thể dùng để gửi khách và file RAW sẽ giúp bạn cứu những bức ảnh bị lỗi.
Ống kính để chụp ảnh tiệc cưới phải ra sao?
Bạn không nên sử dụng ống kính fix 1 tiêu cự để chụp ảnh tiệc cưới bởi vì trong bối cảnh tiệc cưới rất đông người và khó di chuyển. Lúc này, ống kính Zoom tuy chất lượng có thể không bằng nhưng sẽ đem lại được khả năng Zoom xa mà bạn không cần phải di chuyển. Hãy tưởn tượng đám cưới đông và bạn không thể di chuyển với ống kính fix zoom bằng chân thì bạn sẽ thất bại.
Lưu ý khi dùng ống kính Zoom thì không nên chụp xóa phông, đặc biệt với các tiêu cự ngắn thì bạn sẽ phải đổi mặt với việc méo ảnh ở góc. Những thành viên đứng ở dìa ngoài của bức ảnh sẽ bị méo làm ảnh không còn đẹp nữa. Không nên sử dụng tiêu cự ngắn nhất để chụp mà hãy zoom vào 1 chút sao cho đủ để chứa các mẫu chụp trong một bức ảnh.
Chuẩn bị những gì khi chụp ảnh tiệc cưới?
Với một môi trường ánh sáng thường là yếu do chụp trong nhà thì bạn cần phải có những dụng cụ tối thiểu để khắc chế được vấn đề này.
- Máy ảnh và ống kính zoom: như đã kể bên trên.
- Đèn flash: Tối thiểu phải có flash cóc để trợ sáng nếu không bạn sẽ rất khó khăn hoặc bạn có 1 body trăm triệu may ra mới gồng gánh được. Đèn flash nên phải cài đặt chế độ đồng bộ với máy ảnh để có được bức ảnh có độ sáng tốt và nhanh nhất.
Đó là những gì tối thiểu ngoài ra bạn có thể mang thêm đèn hỗ trợ, pin, túi máy ảnh, thẻ nhớ và các dụng cụ xử lí để đối mặt với ánh sáng yếu và phức tạp.
Khẩu độ, tốc độ ISO để chụp ảnh tiệc cưới
Mỗi một bức ảnh, mỗi một môi trường ánh sáng ta sẽ cần một thông số khác nhau vì vậy không có một thông số cố định nào. Nhưng không phải là bó tay, bạn phải hiểu được các thông số của máy ảnh để có thể áp dụng vào cho ra chất lượng bức ảnh đẹp nhất.
Quan trọng nhất của việc chụp ảnh cưới đầu tiên là ảnh phải net cái đã. Để ảnh được net thì bạn phải hiểu được các thông số về độ dày trường ảnh, độ dày khoảng net. Khoảng net phải đủ rộng để tất cả các thành viên cùng net. Nếu bạn chụp ảnh hàng ngang 6 người mà chỉ có mỗi mặt cô dâu net còn mặt của các người khác không net là bạn thất bại. Vậy làm sao để khoảng net luôn đủ rộng? Khoảng net của một bức ảnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khẩu độ: Khẩu độ chỉ là 1 phần của những yếu tố ảnh hưởng tới độ dày của khoảng nét. khẩu độ mở càng to thì khoảng net càng mỏng, xóa phông càng mạnh.
- Tiêu cự: Tiêu cự càng ngắn thì góc càng rộng, khoảng net càng rộng, xóa phông càng kém.
- Khoảng cách từ máy tới mẫu: Khoảng cách từ máy tới mẫu càng xa thì trường ảnh càng dày. Đây chính là nguyên nhân mà có những bức ảnh chụp phong cảnh với khẩu độ mở F/1.0 mà vẫn net được toàn bộ bức ảnh. Nếu đem đi chụp chân dung thì bạn sẽ thấy trường net chỉ dày khoảng 1mm và không chụp được. Nếu bạn đứng ở khoảng cách đủ xa, tiêu cự ngắn thì cho dù bạn mở khẩu bao nhiêu đi chăng nữa F/2.8 chẳng hạn thì chụp vẫn không bị lo có ai đó khuôn mặt bị mở đâu.
Khi chụp phải sắp xếp vị trí các thành viên chứ đừng chụp ngay. Khi chụp bạn cần phải ra hiệu cho mọi người hoặc đếm 3 2 1 để mọi người tập chung hơn. Khi chụp ảnh tiệc cưới mỗi khung hình bạn nên chụp 2 bức trở lên để đề phòng ai đó nhắm mắt hay quay ngược quay xuôi. Điều này có thể giúp bạn hậu kì bức ảnh cho hoàn hảo.
Không nên dùng lens fix tiêu cự dài chuyên chụp chân dung để chụp tiệc cưới bởi vì cho dù bạn có khép khẩu cỡ nào thì nó vẫn xóa phông khá tốt. Khép khẩu quá mức sẽ làm giảm tốc độ chụp đi và dễ dẫn tới ảnh bị nhòe. Mà đã nhòe là thất bại khó cứu.
Tốc độ màn trập để chụp nên khoảng 1/100 trở lên và hạn chế rung tay nhất có thể. Đừng nên để auto tốc độ chụp vì chúng ta đang chụp ảnh thiếu sáng. Luôn cố định tốc độ chụp để không bị nhòe ảnh khi mẫu cử động. ISO nên để auto, hãy để máy tự tính toán ISO phù hợp và ảnh của bạn sẽ luôn đủ sáng, có đèn flash thì ảnh cũng đỡ bị nhiễu khi iso cao đấy. Cái tiện của việc auto ISO là bạn sẽ không cần tốn thời gian chỉnh nhiều, tiết kiệm thời gian bắt những khoảnh khắc đẹp.
- Cách sử dụng Fujifilm XApp kết nối máy ảnh và điện thoại để truyền file
- Top 5 webcam học online zoom giá rẻ chất lượng cao
- Canon EOS R3 ra đời năm nào? Giá bao nhiêu, đánh giá chi tiết cấu hình
- Cách chụp ảnh với đèn flash cóc trên máy ảnh Fujifilm
- Cách lấy net chụp bắt chuyển động máy ảnh Fujifilm X-T200, XT30, X-S10
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0
Anh Ngọc01/05/2024 Người Nổi Tiếng 0
Anh Ngọc24/01/2024 Người Nổi Tiếng 0