Chặn ứng dụng game khi cho trẻ học online dùng chung máy tính win 11, 10
Ở thời điểm hiện tại những mẫu laptop, máy tính bàn PC đang trở lên đắt đo do có số lượng người mua rất đông và cháy hàng. Việc cho trẻ em học chung máy tính với cha mẹ là điều nên làm. Nhưng điều này nảy sinh ra việc quản lí sao cho tốt để con của bạn không nghịch ngợm và chơi game. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách để chặn, giới hạn ứng dụng game khi trẻ đang học online trên máy tính windows 11, 10.
Windows 11 sinh ra là để phục vụ cho nhiều người dùng một lúc bằng những tài khoản khác nhau được cấp quyền từ thấp tới cao. Không nên để trẻ sử dụng chung tài khoản với bạn bởi vì nó rất dễ tìm được các trò chơi và ứng dụng không lành mạnh trong đó.
Chặn ứng dụng game khi cho trẻ học online Windows 11
Cụ thể sau khi làm theo bài viết này bạn sẽ ngăn chạn được trẻ tải game về máy tính, chặn các ứng dụng game, chặn những website không phục vụ việc học của bé. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải đặt mật khẩu cho máy tính của bạn. Đừng cho trẻ biết tài khoản và mật khẩu để nó không thể sử dụng tài khoản bạn đang sử dụng nữa. Cách đặt mật khẩu cho máy tính windows 11 cũng tương tự như windows 10 đa được Hoaky68 chia sẻ rồi.
Bước 2: Các bạn cần lập 2 tài khoản live.com nó cũng chính là tài khoản Microsoft đấy. Chúng ta sẽ dùng nó để tạo tài khoản trong máy tính của bạn. Để tạo tài khoản live các bạn vào đường dẫn sau để đăng ký.
https://signup.live.com/signup
Nó sẽ yêu cầu bạn nhập email vào hoặc tạo email mới, mật khẩu, số điện thoại trong quá trình tạo đấy. Tạo xong bạn lưu lại mật khẩu và Email đó để chúng ta sử dụng. Nhớ là lập 2 nick bằng tab ẩn danh, chỉ cần điền thông tin là tạo được.
Với 2 nick tạo được mình sẽ gọi là nick 1 và nick 2 nhé:
- Nick 1 sẽ là quản trị viên, do bạn nắm quyền quản lí.
- Nick 2 sẽ dùng để cho trẻ sử dụng.
Bước 3: Chúng ta sẽ quản lí trẻ bằng tính năng Microsoft Family Safety chỉ có trên Windows 11, 10 bản Pro, một tính năng quản lí trẻ sử dụng máy tính do chính Microsoft tạo ra. Đầu tiên bạn truy cập địa chỉ sau:
https://account.microsoft.com/family/
Bước 4: Đăng nhập bằng tài khoản nick 1 tạo ban nãy và nhấn nút Tạo nhóm gia đình (Create a family group). Sau khi nhấn nút tạo nhóm thì hộp thoại mới hiện lên cho phép bạn thêm 1 tài khoản khác vào nhóm của bạn. Lúc này bạn nhập nick 2 vào đó và nhấn Next.
Tài khoản bắt đầu bằng chữ hotro***@gmail.com này được mình quy ước là nick 2 trong bài viết này. Và sẽ dùng nó để tí nữa tạo tài khoản cho con của mình dùng.
Bước 5: Bạn chọn Member (Thành viên) rồi nhấn Next.
Bước 6: Sang cửa sổ tiếp theo, bạn nhập mã Captra vào ô rồi nhấn Nút Invite (Mời). Thư mời sẽ được gửi vào hòm thư điện tử của nick đó. Như của mình là hotro***@gmail.com sẽ nhìn thấy thư mời.
Bước 7: Mở tab ẩn danh hoặc dùng một trình duyệt khác đăng nhập thư điện tử của nick 2. Ví dụ khi lập nick bằng Gmail thì mở gmail ra, còn lập nick outlook mail thì vào live.com để mở thư.
Bạn mở Email ra sẽ thấy 1 thư mời tham gia. Bạn nhấn nút Join Now (Tham gia ngay). Sau khi nhấn Join Now xong thì mick 2 đã chính thức trở thành thành viên của nick 1.
Bước 8: Mở máy tính cần quản lí lên. Nhấn Windows + I để mở ứng dụng Cài đặt Setting. Chọn Accounts -> Your info -> Nhấn Sign in with a Microsoft account instead và đăng nhập bằng nick 1, đây chính là nick của bạn, nick quản trị viên.
Bước 9: Sau khi đăng nhập xong. Bên dưới mục Your Info có mục Family & other user bạn chọn mục này rồi nhấn tiếp Add a family member. Rồi đăng nhập bằng nick 2 ở đây nhé.
Lưu ý là tính năng này chỉ hoạt động trên Windows 10 Pro hoặc Windows 11 Pro. Các phiên bản Home Single Language mình kiểm tra thấy không hoạt động, không hỗ trợ.
Nếu bạn sài win không phải bản Pro đã lỡ làm tới đây rồi thì mình nghĩ vẫn làm được, nhấn nút Add someone else to this PC và đăng nhập bằng nick 2 nhé. Lúc này máy tính của bạn đã có 2 tài khoản để sử dụng, khi bật máy nó sẽ cho chọn tài khoản
Bước 10: Đăng nhập xong thì nhấn vào tài khoản vừa tạo và chọn Allow. Nếu không thấy nút Allow thì tí nữa quay lại sẽ thấy.
Bước 11: Đăng xuất hoặc khởi động lại máy và chọn tài khoản nick 2 để mở máy tính.
Đăng nhập bằng nick 2 khi bật máy tính nó sẽ yêu cầu bạn đăng nhập và tạo mã PIN. Mã PIN sẽ là mật khẩu đăng nhập cho tài khoản của con bạn sử dụng.
Mật khẩu tạo xong thì lưu lại. Mỗi khi con bạn sử dụng máy tính để học online. Nó sẽ được đăng nhập bằng nick 2 này dưới sự quản lí của bạn.
Cách giới hạn sử dụng web và trò chơi
Bước 1: Quay trở lại với nick 1. Sử dụng nick 1 để đăng nhập rồi vào địa chỉ sau:
https://account.microsoft.com/family/
Tại đây bạn có thể quản lí được quyền của nick 2 bằng cách nhấn vào nick 2 trong danh sách thành viên chọn More Options -> Content filters.
Bước 2: Lúc này trang cài đặt quyền hạn chế hiện ra. Kéo xuongs dưới bạn sẽ thấy mục Filter Setting. Bật công tắc thành ON ở mục như trong ảnh dưới đây.
Bước 3: Chặn trẻ truy cập những website mà bạn muốn. Ở đây mình chặn các trang web tìm kiếm để trẻ không thể tìm kiếm để tải game được nữa. Bạn không được cài bất kì trình duyetj nào khác ngoài Microsoft Edge nhé.
Ở đây mình gõ vào chặn các trang như Bing, google thì bọn trẻ khó mà tải được các trò chơi nữa.
Bước 4: Vẫn ở trang này, trở lại bên trên bạn sẽ thấy có mục Apps & Games. Mở mục đó ra. Tại phần Apps and games rated up to age, đây là mục cho phép giới hạn tuổi của các trò chơi. Bạn chuyển mục Any Age thành 3 tuổi. Ngoài ra tại đây bạn có thể chặn rất nhiều những ứng dụng đã cài đặt trong máy. Mà thường thì tài khoản mới lập sẽ không có ứng dụng gì ngoài ứng dụng Zoom do bạn cài đâu.
Như vậy là từ giờ mỗi lần bật máy bạn sẽ dùng tài khoản nick 1 có mật khẩu riêng chỉ mình bạn biết (đã tạo ở bước 1). Trẻ sẽ dùng nick 2 có mật khẩu do bạn tạo cho ban nãy. Trẻ sẽ không thể cài đặt thêm ứng dụng nào nếu không được sự cho phép của bạn. Bạn cũng có thể quản lí các quyền này trong ứng dụng android, IOS tên là Family Safety dùng khá ngon. Nhớ đăng nhập app bằng nick 1 đấy nhé.
- Cách xem, tìm lấy địa chỉ MAC trên máy tính Windows 11
- Máy tính bị mất WIFI hiện hình địa cầu trên Windows 11, chữ X đỏ win 10 laptop PC
- Cách chuyển vị trí thanh Taskbar trên Windows 11 “độc nhất”
- Cách kết nối bàn phím không dây bluetooth logitech, dareu, Edra, Akko
- Sửa lỗi máy tính Windows 11 bị sai giờ và nguyên nhân
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0
Anh Ngọc01/05/2024 Người Nổi Tiếng 0
Anh Ngọc24/01/2024 Người Nổi Tiếng 0