Rắn hổ mang chúa – Bị cắn có độc không, phân biệt với rắn hổ mang bành thường, ăn gì?
Nội dung chính
- 1 Hổ mang chúa có độc không, có nằm trong sách đỏ không?
- 2 Rắn hổ mang chúa ăn gì?
- 3 Rắn hổ mang chúa ăn được không?
- 4 Phân biệt rắn hổ mang chúa khác hổ mang bành thường như thế nào?
- 5 Phân biệt rắn hổ mang chúa với hổ đất, hổ phì
- 6 Rắn hổ mang chúa có mấy loại
- 7 Một số hình ảnh không phải hổ mang chúa
- 8 Rắn hổ mang chúa có tác dụng gì, để làm gì?
- 9 Rắn hổ mang chúa sợ gì?
- 10 Rắn hổ mang chúa cắn bao lâu thì chết?
Hổ mang chúa có độc không, có nằm trong sách đỏ không?
Rắn hổ mang chúa hay còn gọi là rắn hổ mây là loài rắn độc to lớn và đặc biệt là dài nhất trong các loài rắn độc, phân bố ở Ấn Độ và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam loài rắn này cũng hiếm khi xuất hiện và thuộc 1 trong những loài nằm trong sách đỏ, nguy cơ tuyệt chủng nghiêm cấm thịt, nuôi, bán. Chỉ 1 ngày tuổi thì rắn hổ mang chúa con đã có nọc độc và có thể đi săn mồi những con mồi nhỏ như thằn lằn, rắn nhỏ, gặm nhấm.
Khi gặp nguy hiểm rắn hổ mang chúa sẽ khè rất to và có thể phun nọc độc gây mù mắt các loài động vật khác tới gần. Rắn hổ mang chúa không hề sợ con người vì vậy con người bị chúng tấn công là điều thường xuyên xảy ra. Không bỏ chạy chính là nguyên nhân khiên số lượng loài rắn này bị sụt giảm khi đối đầu kẻ thù.
Vì nó ít xuất hiện nên nhiều người không hiểu biết và nhầm lẫn nó với những loài rắn khác. Hôm nay hoaky68 xin được đính chính và cung cấp thông tin về loài rắn hổ mang chúa cho các bạn đọc.
Rắn hổ mang chúa ăn gì?
Thức ăn của hổ mang chúa rất đa dạng như thằn lằn, gặm nhấm, chuột, gà, các loài rắn khác, chim, … Thậm chí còn hơn nữa.
Rắn hổ mang chúa có khả năng ăn thịt các loài rắn khác bởi vì chúng có khả năng kháng độc của những loài rắn khác, khi đói rắn hổ mang chúa ăn thịt đồng loại. Chưa có tài liệu nào ghi nhận rắn hổ mang chúa ăn thịt người cũng bởi vì chúng là loài rắn to nhưng rất hiếm có những con to tới mức có thẻ nuốt trọn được con người như loài trăn khổng lồ.
Nọc độc rắn hổ mang chúa độc như thế nào ư? Lượng nọc độc trong mỗi nhát cắn có thể hạ gục hàng chục người trưởng thành. Rắn hổ mang chúa đẻ con hay đẻ trứng? Rắn hổ mang chúa đẻ trứng. Rắn hổ mang chúa mẹ sẽ làm tổ đẻ trứng và trông coi những quả trứng 90 ngày và bỏ đi trước khi trứng nở. Bỏ đi để phòng tránh trường hợp đói quá ăn luôn con non.
Rắn hổ mang chúa ăn được không?
Thịt rắn hổ mang chúa không chứa chất độc nên hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng đây là loài rắn đang nằm trong sách đỏ, chúng tôi khuyên bạn nên thả nó vào rừng sâu. Đừng ăn thịt chúng, đây là loài rắn vô cùng quý hiếm, số lượng còn lại rất ít. Chúng ta cùng bảo vệ loài rắn này. Loài rắn này cũng không được phép nuôi nhốt. Nếu bạn bắt thịt, kiểm lâm sẽ làm việc với bạn, bạn có thể bị phạt rất nặng hoặc bị khởi tố hình sự.
Phân biệt rắn hổ mang chúa khác hổ mang bành thường như thế nào?
Rắn hổ mang chúa rất dễ phân biệt với các loài rắn hổ mang thường thông qua những đặc điểm sau đây:
Rắn hổ mang chúa dài bao nhiêu mét
Tôi xin phép được nhấn mạnh là nó siêu dài bởi vì nếu bạn nhìn trực tiếp rắn hổ mang chúa ngoài đời thì bạn sẽ choáng ngợp về độ dài của nó, khoảng dài gấp đôi rắn bình tường nhé. Rắn hổ mang chúa chiều dài có thể lên tới 5m và nặng có thể lên tới 30kg. Những con rắn mới đây phát hiện có thể còn to hơn thế nữa.
Để minh chứng cho điều này mình xin phép dẫn chứng 1 bức ảnh 1 bác sĩ đang cầm:
Tôi đã từng gặp rắn hổ mang chúa và tôi liên tưởng nó giống như 1 sợi dây nguy hiểm. Khi nó dựng đầu lên phòng thủ thì đầu ngóc lên cực cao và phần đuôi của nó nằm ở rất xa.
Mắt của rắn hổ mang chúa có con ngươi.
Ở Việt Nam, rắn hổ mang chúa là loài duy nhất có con ngươi ở mắt, điển hình là con mắt trông như đang tức giận. Hổ mang thường thì là mắt đen 1 màu.
Tôi đã từng gặp một con rắn hổ trâu có mắt con ngươi, nhưng đây chỉ là trường hợp hiếm gặp ngoại lệ.
Ngoài ra bạn cũng có thể phân biệt rắn hổ mang chúa thông qua phần vẩy trên đầu của nó. Rắn hổ mang chúa có phần vảy trên giống với con rùa. Hổ mang thường phần vảy trên đỉnh đầu vẫn gần giống phần vảy lưng.
Rắn hổ mang chúa là loài có kích cỡ rất lớn
Không như những loài rắn hổ mang thường như rắn hổ đất (phì), hổ mèo con to nhất cũng chỉ tầm 5kg và không thể lớn hơn được nữa. Thậm chí, rắn hổ mèo còn bé hơn cả hổ đất. Nhưng hổ mang chúa thì khác chúng có thể to lớn đến vài chục cân và có thể dài tới 6 mét. Từng xuất hiện con rắn lên tới 45kg làm người ta liên tưởng tới loài trăn.
Gặp con người thường thì chúng rất bình tĩnh và không hề sợ sệt, nếu tới gần rất có thể bị nó lao tới và cắn. Rắn hổ mang thường khi không trêu nó thì nó sẽ không cắn, còn đâu thì chúng sẽ bỏ chạy hoặc tìm chỗ ẩn nấp.
Hổ mang chúa ăn các loài rắn khác
Nhờ có kích thước to lớn và có thể kháng tất cả nọc độc của những loài khác mà rắn hổ mang chúa chuyên đi săn các loài rắn khác để làm thức ăn. Dưới đây là clip giải cứu bà cụ khi rắn hổ mang chúa vào nhà
Phân biệt với rắn hổ mang thường
Sau khi đã đọc đến đây, tôi nghĩ các bạn có thể phân biệt nó với rắn hổ mang bành thường gặp rất dễ dàng. Sau đây là hình ảnh 1 con rắn hổ mang thường:
Bạn hãy quan sát phần mang phía sau của con rắn này, nó có 1 vệt ngang màu trắng với chữ O màu đen. Rắn hổ mang chúa không có cái vệt trắng này đâu nhé.
Phân biệt rắn hổ mang chúa với hổ đất, hổ phì
Tôi nghĩ nhiêu bạn sẽ nhầm lẫn loài rắn này với rắn hổ mang chúa bởi vì nhìn phía trước khi bành mang ra của 2 loài này tương đối giống nhau.
Điểm khác nhau duy nhất là hổ mang đất không có con người, ngắn, phía sau đầu có vệt màu trắng hình chữ O, hỗ mang chúa không có chữ O nhé. Hổ đất trông có vẻ mong manh hẳn khi đặt cạnh hổ chúa. Hổ chúa rất thích ăn hổ đất đấy.
Rắn hổ mang chúa có mấy loại
Rắn hổ mang chúa là một loại riêng biệt của họ nhà rắn hổ mang. Đặc điểm chung là chúng có lớp da màu đen hoặc xám. Trên cơ thể có những sọc kẻ vàng hoặc trắng, thậm chí là sọc xám. Nhưng vẫn là 1 loài rắn hổ mang chúa duy nhất.
Rắn hổ mang chúa rất đa dạng màu sắc tùy vào khu vực chúng sinh sống mà da của chúng có những màu khác nhau. Thông thường những chú rắn sống ở nơi có nhiều ánh sáng, sông suối hay ao hồ thường có da sáng màu hơn. Còn rắn sống ở nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động thì sẽ có da tối màu.
Một số hình ảnh không phải hổ mang chúa
Rất nhiều trang báo đang sử dụng hình ảnh sai, kể cả những trang báo lớn. Tôi đã đọc bài viết “Hổ mang chúa có độc không” của bệnh viện 108. Họ lấy ảnh rắn hổ chúa ra và ghi là rắn hổ thường, rồi lấy 1 con rắn nước ngoài ra bảo là hổ mang chúa. Việt Nam làm gì có loài rắn đấy.
Ngoài ra những loài rắn hổ khác như: rắn hổ trâu, hổ ngựa, hổ bướm, hổ hành rất dễ để phân biệt với rắn hổ chúa nên mình không đề cập nữa vì bài viết quá dài rồi.
Rắn hổ mang chúa có tác dụng gì, để làm gì?
Rắn hổ mang chúa có tác dụng để điều chế huyết thanh trị nọc độc rắn cắn. Chúng khong có tấc dụng gì cả bởi vì không ai ăn thịt loài này cả. Xin nhấn mạnh đây là loài rắn quý hiếm cần được bảo vệ và nằm trong sách đỏ. Số lượng còn lại rất ít và chỉ xuất hiện ở một vài khu vực trên trái đất. Một số bạn có hỏi, rắn hổ mang chúa giá bao nhiêu, bao nhiêu tiền 1kg? Tôi xin trả lười nó là vô giá nhé.
Rắn hổ mang chúa sợ gì?
Tuy là vua của những loài rắn nhưng rắn hổ mang chúa cũng có rất nhiều kẻ thù. Hổ mang chúa sợ các loài động vật như:
- Chồn
- Cầy Mangut (kháng nọc độc)
- Kỳ đà
- Lửng mật (Kháng nọc độc 1 phần)
- Diều hâu
- Một số loài động vật cơ hội khác.
Rắn hổ mang chúa cắn bao lâu thì chết?
Khi bị rắn độc cắn, phần thịt bị trúng độc sẽ có hiện tượng bị đau rát, sưng, bầm tím, lan rộng dần. Khi bị rắn cắn không thể nói trước được bao lâu thì chết, nó phụ thuộc vào cách chúng ta sơ cứu vết thương, sơ cứu tốt sẽ không sao cả.
Khi bị rắn hổ mang chúa cắn bạn cần ngay lập tức gọi điện cho người thân, gọi điện tới bệnh viện. Rắn hổ mang chúa thì chúng ta cần phải tới bệnh viện, không nên tin vào các cơ sở tư nhân. Các bước cần làm phải như sau:
Di chuyển nạn nhân ra khỏi con rắn tránh bị cắn nhiều lần. Nẹp bất động chân hoặc tay bị rắn cắn bằng nẹp. Nới lỏng quần áo khu vực bị cắn tránh gây đau do chà sát. Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim. Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý. Dùng miếng gạc khô băng lại rồi nhanh chóng tới bệnh viện. Ghi nhớ hình ảnh con rắn, biết đó là loài rắn gì sẽ giúp chữa khỏi nhanh hơn.
Cảm ơn bạn đọc đã đọc bài chia sẻ này của tôi, tôi nghĩ đã giúp được các bạn hiểu sâu hơn về loài rắn này.
- Những điều cần biết để tập Yoga cho người mới bắt đầu
- Cách cài đặt thay đổi nhạc chuông tin nhắn điện thoại Samsung bằng nhạc yêu thích tải về
- Wiki Vắt là con gì? Bị cắn, ăn có sao không và cách tiêu diệt, cách trị
- Cách làm sữa chua tại nhà bằng sữa đặc và sữa tươi
- [Viêm Gan B] Tại sao uống kháng virus không giảm mà hbsag lại tăng?
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0
Anh Ngọc01/05/2024 Người Nổi Tiếng 0
Anh Ngọc24/01/2024 Người Nổi Tiếng 0