Cách dạy Trẻ Sơ Sinh nghịch ngợm quá mức không nghe lời
Bạn đang cảm thấy khó chịu khi trẻ nghịch ngợm quá mức không chịu nghe lời. Mắng quát trẻ mà trẻ vẫn không nghe thậm chí là còn phản ứng lại bằng khóc. Các độ tuổi mà các bé rất nghịch ngợm có thể kể tới như: 7 tháng, 10 tháng, 1 tuổi, 2 tuổi thậm chí là lớn 4 5 tuổi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về vấn đề dạy trẻ sơ sinh nghịch ngợm hay nghịch ngợm.
Nội dung chính
Nguyên nhân trẻ nghịch ngợm
Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ nghịch ngợm không chịu nghe lời:
- Phát triển trí não: Trong lúc bạn đang cáu giận thì thì bạn đã quên đi rằng, nó vẫn là một đứa trẻ. Các kỹ năng như hiểu được nghe lời vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Chúng sẽ nghịch ngợm những gì mà nó thấy lạ, tò mò theo một cách tự nhiên. Ngay cả người lớn cũng rất thích những gì mới lạ, tò mò nhưng biết kiềm chế những thứ không phù hợp.
- Hiệu ứng vật lý: Những ảnh hưởng từ việc đói, khát, thiếu ngủ, bị đau có thể ảnh hưởng tới trẻ khiến trẻ trở nên dễ cáu gắt mỗi khi bị ngăn cản. Trẻ cũng sẽ có xu hướng vận động tích cực hơn đó là một hệ quả.
- Không khí vui nhộn: Khi mà không khí vui vẻ và nhộn nhịp có nhiều bạn bè và người thân. Điều đó cũng sẽ kích thích trẻ vận động vui vẻ hơn, đùa nhiều hơn. Bé cảm thấy phấn khích.
- Nhu cầu đố cháy năng lượng: Trẻ trong những tháng đầu đời thường nằm im một chỗ, không thể tự di chuyển. Khi trẻ khoảng 7 tháng biết bò, 10 tháng tập đi là giai đoạn trẻ được tự mình vận động. Tự mình di chuyển đi khắp nơi là 1 thú vui của trẻ. Trẻ nhỏ ăn nhiều bữa trong ngày nên rất nhiều năng lượng, chúng có nhu cầu vận động để đốt cháy nó.
- Nhượng bộ trẻ quá mức: Mỗi gia đình sẽ có những quy tắc cho phép trẻ chơi vật nọ vật kia. Nếu bạn quá nhượng bộ nó, không dứt khoát cấm đoán khiến trẻ trở nên nhờn và không sợ gì hết. Điều này rất nguy hiểm, khiến trẻ tự do chơi mọi thứ nó thích.
- Bắt trước tâm trạng của bạn: Con người nói chung bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của những người xung quanh họ. Vì vậy, nếu bạn thể hiện hành vi tiêu cực hoặc tức giận đối với con mình, trẻ có thể phản ánh hành vi tương tự. Nếu bạn bình tĩnh và kiên nhẫn xung quanh họ, anh ấy cũng sẽ thể hiện điều tương tự xung quanh bạn
- Thích chơi: Nếu con bạn chơi khăm như giấu giày trước khi bạn đi chơi hoặc giấu chìa khóa xe, đó là vì bé vốn có tính thích chơi đùa, đặc biệt là với cha mẹ. Đó là dấu hiệu của hành vi tìm kiếm sự chú ý và bạn phải hiểu rằng con bạn muốn bạn dành thời gian cho con.
Cách dạy trẻ nghịch ngợm quá mức không nghe lời
Sau đây là một vài hướng dẫn giúp hạn chế việc nghịch ngợm của trẻ.
Giới hạn
Đừng chấp nhận mọi điều con bạn nói. Đặt ra giới hạn trong mỗi hoạt động nào đó. Hãy kiên quyết nhưng nhẹ nhàng nếu anh ấy nổi cơn thịnh nộ, sau đó nói cho nó hiểu rằng nó sẽ không chỉ đạt được điều mình muốn với hành vi như vậy.
Giới hạn thời gian sử dụng TV, thiết bị di động. Kiểm duyệt kỹ nội dung trẻ xem, nội dung bạo lực, trò chơi vô nghĩa, hướng dẫn nguy hiểm. Trẻ sẽ bắt trước rất dễ dàng bởi vì tất cả những gì trẻ học được đa phần là từ những người xung quanh nó. Bé nhà mình gần như cấm luôn Youtube vì vậy nơi khác bật Youtube xem trẻ cũng không bị hấp dẫn quá, không quan tâm.
Đối với trẻ sơ sinh nghịch ngợm
Tôi có một mẹo của cá nhân muốn chia sẻ ở đây. Trẻ sơ sinh thường chưa biết nói, chưa thể hiểu được nhiều những giới hạn, quy định của bạn.
Nếu bạn để ý kĩ sẽ thấy, trẻ rất thích làm ngược lại những thứ chúng ta muốn. Ví dụ: Khi trẻ lao tới một cái ổ điện hoặc một nồi cơm để nghịch. Bạn quát nó rằng “đừng có nghịch” và sẽ có 2 trường hợp xảy ra.
- Trường hợp 1:Trẻ ngoan ngoãn nghe theo lời bạn, trường hợp này thì ít bởi vì nó nghe lời thì bạn đã không tìm tới bài viết này. Bạn đã dạy trẻ rất tốt.
- Trường hợp 2: Trẻ không nghe lời, tiếp tục nghịch hoặc 1 lúc sau quay lại nghịch lần thứ 2, 3, 4, 5,…
Mẹo cá nhân ở đây là bạn hãy để một vật có dộ nóng phù hợp để cho trẻ sợ hoặc vật gì đó có thể gây đau tay khi chạm vào tại cái nồi cơm đó. Trong lúc bạn quát trẻ đi ra, hãy cho tay trẻ vào cái vật nóng đó làm trẻ sợ. Bạn càng kéo tay vào “Này chơi đi, nó cắn đấy”, càng kéo vào thì trẻ lại càng đòi ra. Ta muốn trẻ chơi thì trẻ lại không chơi đúng không nào.
Cứ như vậy, mỗi khi trẻ quay lại chơi bạn lại làm như thế, trẻ sẽ sợ và không dám đến gần đồ vật đó nữa đâu. Từ đó trở đi, vật gì bạn không mốn trẻ tới gần chỉ cần nói rằng “Nó cắn đấy” trẻ sẽ nhớ lại ký ức bị nóng tay và không dám nghịch nữa.
Bài viết tương tự: Bí kíp trông trẻ ngủ, khi trẻ dậy bạn biết ngay.
Dứt khoát
Khi bạn đã cám trẻ làm một cái gì đó, chơi một vật gì đó thì phải dứt khoát. Không được thấy nó khóc là quay lại dỗ ngược lại nó, như vậy bạn đang tôn vinh nó lên làm ông chủ đấy. Tương tự khi trẻ bị ngã, bạn phải ngay lập tức quay đi chỗ khác giả vờ nói chuyện gì đó như không biết, nếu ngã không quá đau, trẻ sẽ tự dậy và dần dần quen điều đó, sẽ không khóc bắt đền bạn nữa đâu.
Không nhượng bộ khi trẻ khóc
Nếu con bạn khóc liên tục trong một thời gian dài, bạn có thể dễ dàng nhượng bộ những yêu cầu của con. Nhưng đừng đáp ứng yêu cầu của anh ấy mỗi khi anh ấy khóc hoặc lên cơn, vì điều đó sẽ chỉ làm hỏng anh ấy về lâu dài. Bé sẽ nghĩ rằng bằng cách khóc hoặc la hét thì bé có thể nhận được bất cứ thứ gì, vì vậy hãy học cách phớt lờ tiếng khóc của bé. Bé sẽ tự ngừng khóc.
Hãy nhẹ nhàng
Đừng mất bình tĩnh và quát lại trẻ, điều này sẽ phản tác dụng vì nó sẽ khiến trẻ ngừng nổi cơn thịnh nộ trong lúc này, nhưng trẻ cũng sẽ học cách bắt chước bạn trong tương lai. Nhiều bé còn khóc to hơn khi bị quát nữa đấy, mềm dẻo mà dẫn giữ được tính dứt khoát.
Tạo lập những thói quen tốt cho trẻ
Hãy thiết lập thời gian biểu cho mọi công việc hằng ngày của trẻ, thật chi tiết, cụ thể từ thời gian thức giấc, đi học, xem ti vi, đi ngủ… Bé làm được việc gì hãy dạy trẻ làm công việc đó. Nếu quá trình diễn ra đều đặn, trẻ sẽ giúp ích được bạn nhiều việc mà lại không hề khó chịu đâu.
Dành thời gian chơi với trẻ
Dành thời gian chơi với trẻ để trẻ tâm sự, trò chuyện, từ đó có thể hiểu rõ tâm lý, tính cách và những khó khăn trẻ gặp phải, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp con xử lý với mọi tình huống trong cuộc sống.
Dạy học cho bé thành một nề nếp. Bé sẽ thích học và chăm học hơn. Đừng bao giờ nghĩ con bạn dốt, chỉ là bạn đã dạy nó những gì?.
Những đứa trẻ nghịch ngợm thường thông minh hơn do được va chạm trải nghiệm nhiều hơn.
Với những trẻ mà không bao giờ chịu đứng im, hãy thử suy nghĩ xem trẻ có thể đã bị bệnh tăng động không để cho đi khám.
Đứa trẻ nghịch ngợm tiếng anh là gì
Dịch nghĩa từ trẻ nghịch ngợm sang tiếng anh được một vài bạn hỏi qua Page của chúng tôi. Tôi xin giải nghĩa của từ này, một đứa trẻ nghịch ngợm tiếng anh là “a naughty child” hoặc “a naughty kid”. Child là đứa trẻ, còn kid là trẻ con.
Hình ảnh những đứa trẻ nghịch ngợm
Nguồn tham khảo thêm: http://parenting.firstcry.com/articles/10-helpful-tips-for-parents-to-handle-naughty-kids/
- Cách cài đặt thay đổi nhạc chuông tin nhắn điện thoại Samsung bằng nhạc yêu thích tải về
- Cách xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài trong khi GẬP màn hình window 10, 11
- Kinh nghiệm Xác Thực Sinh Trắc Học Techcombank điện thoại Samsung
- Tiểu sử ca sĩ Ava Max là ai? Chiều cao, sinh năm, quê quán
- Xe buýt đi Aeon Mall Hà Đông chơi noel ngày lễ tết
Nguyễn Duy Kỳ29/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Hoa18/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ09/07/2024 Wiki 0
Nguyễn Duy Kỳ30/06/2024 Wiki 0
Anh Ngọc01/05/2024 Người Nổi Tiếng 0
Anh Ngọc24/01/2024 Người Nổi Tiếng 0