Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai, đặc sản, giá vé, giới thiệu đầy đủ

Chùa Tam Chúc là địa điểm du lịch tâm linh được nhiều người yêu thích, trở lên hot bởi bối cảnh đẹp tại Hà Nam. Đây là một địa điểm mới hoàn thành xây dựng gần đây, nổi lên với tin đồn là Chùa lớn nhất Việt Nam. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin về ngôi chùa này.

Hình ảnh chùa Tam Chúc ở Hà Nam
Hình ảnh chùa Tam Chúc ở Hà Nam

Giới thiệu thông tin về chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là một ngôi chùa được xây dựng lại từ chùa Tam Chúc cổ từ thời nhà Đinh. Trải qua thời gian chùa Cổ đã không còn nữa, chỉ còn lại một số kỉ vật như cột lim, đài hoa sen đá dưới lòng hồ Tam Chúc. Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc được doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng, đạt tiêu chuẩn của một khu du lịch Quốc Gia.

  • Địa chỉ ở: thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
  • Điện thoại: 0226 2216 666.
  • Giờ mở cửa:
Chủ Nhật06:00–18:00
Thứ Hai06:00–18:00
Thứ Ba06:00–18:00
Thứ Tư06:00–18:00
Thứ Năm06:00–18:00
Thứ Sáu06:00–18:00
Thứ Bảy06:00–18:00
Giờ mở cửa và đóng của Chùa Tam Chúc.
  • Diện tích rộng: 5100 ha.
  • Không mất vé vào cửa.
  • Có mở cửa đón khách: Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh.
  • Kinh phí xây dựng 11000 tỷ đồng.
  • Chủ đầu tư: Nguyễn Văn Trường.
  • Chùa Tam Chúc ai trụ trì: Thích Thanh Nhiễu, tên thật là Vũ Đức Chính, sinh năm 1952 quê Nam Định. Phó trụ trì Thích Minh Quang.
  • Đi thuyền ra hồ 250.000 đồng, đi xe điện giá 90000 đồng.
  • Cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Nam, cách chùa Hương khoảng 8km, cách
  • Bao giờ xây xong: Chùa Tam Chúc khánh thành giai đoạn 1 năm 2019, dự kiến xây xong năm 2048.
  • Bắt đầu xây dựng năm 1998.
  • Ý nghĩa tên chùa: Lấy tên theo địa danh Tam Chúc có làng Tam Chúc, đình Tam Chúc.
  • Đặc sản: chưa rõ.
  • Đi chùa cầu gì: Tùy tâm của bạn.
  • Có gì đặc biệt: phong cảnh đẹp, thiên thạch mặt trăng 5kg, đi thuyền thưởng ngoạn buffet, cầu, hồ rọng, nhiều núi phía sau.
  • Tiếng trung: địa điểm tên riêng chưa được dịch sang tiếng trung.
  • Chùa thờ ai: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Hiện có nhiều tin đồn chùa Tam Chúc thờ vợ của chủ đầu tư bởi vì treo nhiều ảnh.
Sơ đồ, bản đồ chùa Tam Chúc 2021
Sơ đồ, bản đồ chùa Tam Chúc 2021

Những lưu ý và kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc.

Khi đến cổng bạn phải chọn một trong hai hình thức là đi thuyền hay đi xe điện. Đi xe điện thì khoảng 5 phút là tới nơi. Tiếp đó bạn có thể đi tham quan bằng cách đi bộ.

  • Có phải leo không?: Không, có ít bậc thang.
  • Có cho thuê quần áo không?: Không
  • Giá đồ ăn uống ở dây khá đắt đỏ, nên chuẩn bị đồ ăn thêm từ nhà.
  • Chủ Nhật thường rất đông quá tải và thiếu phương tiện đi lại.
  • Khuôn viên rộng nhưng không có nhiều cây xanh nên rất nóng, đặc biệt mùa hè.
  • Đi từ Bắc Ninh hết 1h30 phút.
  • Giá vé gửi xe máy 5.000 đồng, gửi ô tô giá 10000 đồng.
  • Leo lên chùa Ngọc cao và dốc nhưng không quá lâu.
  • Vào cuối ngày, khi lên xe điện để về sẽ chen lấn xô đẩy.
  • Nên chuẩn bị nhiều khẩu trang từ nhà.
  • Ăn gì ở chùa Tam Chúc, ăn trưa: Buffet
Bảng giá du lịch chùa Tam Chúc
Bảng giá du lịch chùa Tam Chúc 2021

Bài viết tương tự: Top những địa điểm chụp ảnh kỉ yếu đẹp nhất Hà Nội.

Sự tích chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ngày nay là được lên ý tưởng từ việc khôi phục chùa Tam Chúc cổ từ thời nhà Đinh. Đình Tam Chúc là ngôi đình của người dân làng Tam Chúc nay đã được định cư đi chỗ khác. Gắn với tự tích “Tiền lục nhạc, hậu thất tinh”. Kể rằng có 7 nàng tiên nữ giáng trần, thấy nơi đây có phong cảnh đẹp hữu tình mê mẩn không muốn về.

Nhà trời phái người đi triệu về 6 lần. Mỗi lần dùng một chiếc chuông làm binh khí giáng xuống thành 6 ngọn núi quanh chùa Tam Chúc. Phía Tây Nam của Tam Chúc hướng về chùa Hương có dãy núi 99 ngọn. Gần nhất có 7 ngọn núi, cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn, dân làng gọi đó là núi Thất Tinh.

Quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của bạn, hãy liên hệ chúng tôi