Trong thế giới sinh vật có vô số loài sinh vật khác nhau phân bố ở các khu vực địa lý khác nhau, từ đó cũng hình thành nên đặc điểm sinh thái, tính chất của các loài sinh vật. Và rắn cũng là một bộ phận sinh vật rất đa dạng về loài, chúng phân bố khắp thế giới và mỗi châu lục hay vùng miền lại có những loài rắn đặc trưng khác nhau phù hợp với điều kiện sinh tồn tại đó.
Nếu khu vực châu Mỹ, châu Phi và châu Úc nổi tiếng với những loài rắn độc nhất thế giới thì ở khu vực khí hậu cận xích đạo, nhiều rừng nhiệt đới như Đông Nam Á thì lại nổi tiếng với sự đa dạng của các loài rắn từ độc đến hiền lành. Trong đó có một loài được biết đến rộng rãi với cái tên rắn lục cườm và đã có nhiều nghi vấn nan giải về loài rắn độc đáo này. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nhất về nó và xem xem liệu rắn lục cườm xanh có độc không như mọi người hay đồn không nhé.
Rắn lục cườm hay rắn cườm xanh, rắn linh đan có tên khoa học Chrysopelea ornata là một loài rắn ở trong chi rắn bay và thuộc họ Colubridae. Chúng phân bố chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á cho tới Nam Á và thường xuyên được người dân bắt gặp sinh sống trên các cây cối. Thức ăn chủ yếu loài rắn cườm ăn là tắc kè, thạch sùng và ếch nhái. Rắn lục cườm nhỏ và rắn lớn hầu như không có sự khác biệt về đặc điểm màu sắc.
Đầu của rắn lục cườm hơi bẹt chút có hình tựa như mui của xe ô tô( hãy lưu ý đặc điểm này để phân biệt chúng với loài rắn khác). Đầu chúng có các họa tiết sọc ngang màu đen trên nền da xanh vàng trải từ mũi cho đến cổ, nó còn có 2 con mắt toát ra sự hiền lành lồi ra giống với mắt loài ếch. Thân rắn lục cườm trải đều họa tiết hoa văn tựa như bèo tấm trên nền nước đen lốm đốm màu xanh đen. Rắn trưởng thành phần vảy màu xanh này sẽ chuyển sang vàng nhạt hoặc hơi trắng xanh. Nhờ họa tiết đặc sắc mà loài rắn cườm xanh này lọt vào top những loài rắn đẹp nhất thế giới với nét mặt hiền hòa. Phần đầu nhỏ, mặt hiền lành và mắt có con ngươi.
Rắn lục cườm còn được biết đến là một loài rắn thuộc chi rắn bay, cũng gọi rắn cườm xanh này là rắn bay. Chúng có khả năng di chuyển rất linh hoạt và kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ dài khoảng 1.3 mét và không quá nặng. Người ta dễ dàng bắt gặp rắn lục cườm trườn nhanh từ cây này bay qua cây khác nếu có duyên. Ngoài ra loài rắn này cũng nhiều khi bò vào nhà dân để săn bắt mối thạch sùng nhưng với kích thức rắn cườm khá baby nên cũng không khiến người ta kinh sợ.
Rắn cườm có độc hay không là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra mà không có câu trả lời thỏa đáng, bởi một số trang báo đăng tải loài rắn này có độc và đã từng cắn chết người nhưng sự thật không phải vậy. Rắn lục cườm thực chất không hề có độc và răng nanh nguy hiểm, khác với vẻ ngoài sặc sỡ đẹp đẽ như cườm. Các cụ chúng ta vẫn thường nhận định rắn có độc hay không là dựa vào độ sặc sỡ của chúng nhưng với rắn lục cườm thì sai. Loài rắn cườm này rất tránh né con người, chúng thường chạy trốn đến đường cùng bị dồn ép quá mức thì sẽ cắn người nhưng chỉ bị đau mà không bị thương nặng và không có độc. Chính vì đặc điểm hiền lành không độc mà đẹp như vậy nên chúng được những người chơi thú kiểng rất săn đón mua rắn lục cườm.
Thị trường mua bán rắn lục cườm diễn ra rất sôi nổi tại Việt Nam bởi các đại gia chơi thú cảnh hoặc các bạn trẻ thích động vật bò sát. Rắn lục cườm giá bao nhiều tiền vẫn là câu hỏi nhiều bạn chưa có lời giải. Tùy nơi bán mà giá rắn lục cườm sẽ khác nhau, có shop thú kiểng bán rắn lục cườm với giá những hơn 1 triệu đồng, nhưng cũng có nơi giá rất rẻ chị vài chục nghìn hoặc miễn phí, đó là vùng quê Nam bộ. Sở dĩ giá rắn lục cườm rẻ vậy là vì ở thôn quê nhiều cây cối, rắn cườm thường bò vào nhà để săn côn trùng hoặc thạch sùng nên rất nhiều người bắt được. Cũng do nhiều cây cối nên có khi bạn đang đi dạo cũng có thể có con rắn lục cườm baby nào đó đang bay thì rơi vào vai hoặc đầu bạn. Nhưng đừng lo vì chúng sẽ không cắn và bạn hoàn toàn có thể lấy nó về nuôi mà không cần giấy tờ kiểm định.
Tương tự: Rắn lục đuôi đỏ sống ở đâu, ăn gì, cắn có độc không, trị bệnh gì?
Nguyên nhân khiến người ta nghĩ rắn lục cườm có độc đó chính là dựa theo một trang báo nói rằng có người đàn ông ở sở thú tại châu Phi bị rắn lục gần giống lục cườm cắn chết sau 1 ngày. Thực ra loài rắn lục có độc cắn chết người đàn ông kia là loài rắn Dispholidus typus hay còn gọi là Boomslang- loài rắn kịch độc gây xuất huyết nghiêm trọng. Rắn Boomslang chủ yếu sống trên cây nhưng có thể xuống đất để phơi nắng. Trên cây, nó không gây ra mối đe dọa nào đối với con người vì nó cực kỳ ít khi cắn. Cũng vì ít cắn nên giới nghiên cứu bò sát phương tây vẫn nghĩ chúng không có độc cho đến khi có ca tử vong do loài này.
Khác với rắn lục cườm ở khu vực chúng ta, sự phân bố của rắn Boomslang (Dispholidus typus) chỉ ở vùng đất Châu Phi cạnh Sahara. Những con rắn non có màu xám với đôi mắt to màu lục ngọc lục bảo nhưng chuyển sang màu xám đen khi trưởng thành, dài khoảng khoảng 1m. Hầu hết các con đực trưởng thành có màu xanh lục sáng, đôi khi có màu đen giữa các vảy, đây chính là lí do nhiều người lầm tưởng đó là rắn cườm xanh. Con cái có màu ô liu - nâu cho đến màu xám. Chúng có thể dài hơn 2m với những con rắn già. Nọc độc của loài rắn Dispholidus typus gây độc cực mạnh và ảnh hưởng đến cơ chế đông máu, gây chảy máu không kiểm soát nếu không được điều trị.
Con rắn Boomslang cái của loài này có màu lốm đốm đen có phần gần giống rắn lục cườm. Tuy nhiên đặc điểm nếu so sánh với đặc điểm nêu trên của rắn cườm thì ta vẫn có thể phân biệt được sự khác nhau. Điểm khác biệt rõ ràng nhất là màu sắc và phần đầu của 2 loài rắn này, đầu rắn cườm xanh giống với mui xe ô tô có các sọc đen ngang đầu, còn rắn Boonslang lại thuôn tròn. Ngoài ra rắn Boomslang kia mỗi độ tuổi và giống đực cái sẽ có màu sắc khác nhau, họa tiết cũng khác rắn lục cườm. Đặc biệt rắn Boomslang bị hiểu lầm là rắn lục cườm kịch độc kia chúng sinh sống ở mỗi lục địa châu Phi. Trong khi đó rắn lục cườm lại sinh sống ở Đông Nam Á và Nam á. Nên mọi người yên tâm sẽ không sợ đụng độ loài rắn độc này ở Việt Nam.
Nhiều bạn hỏi cách bắt rắn lục cườm. Về cách bắt loài rắn này thì cũng giống như bao loài rắn khác. Các bạn lấy 1 thanh que gỗ chắc chắn, từ từ tiến tới con rắn và lấy que đè lên đầu con rắn. Khi đã giữ được chắc chắn con rắn thì chúng ta tiếp tục dùng tay cẩn thận bắt lấy đầu con rắn. Khi đã tóm được đầu của con rắn thì mọi chuyện đã hoàn thành. Các loài rắn thường chỉ nguy hiểm khi phần đầu chưa được cố định. Chúng tôi không khuyến khích bạn bắt rắn này, chúng nhỏ bé và rất dễ bị tỏn thương. Nếu bạn bị cắn thì tinh thần lại phải lo sợ. về giá bán rắn lục cườm khoảng 1 triệu đồng. Đây là một loài rắn có ích và không hề có hại cho con người.