SUS B660M TUF DDR4 và GIGABYTE B660M AORUS PRO D4 là hai sản phẩm tốt được nhiều người lựa chọn trong tầm giá khoảng 4 triệu. Bạn đang phân vân không biết chọn mainboard nào phù hợp với mình. Hôm nay mình sẽ có bài so sánh chi tiết hai sản phẩm này. Bài viết là ý kiến cá nhân của chuyên gia Cao Sinh Tiến nên các bạn có thể dùng để tham khảo thêm để chọn được sản phẩm mà mình thích nhé.
Khi chọn lựa một mainboard ngoài việc lựa chọn một mainboard đẹp, mát mẻ bạn cần quan tâm tới khả năng cấp điện cho CPU mà mainboard cung cấp. Một CPU có thể chạy được tối đa xung nhịp mà của 1 CPU nào đó hay không là nhờ phần lớn vào khả năng cung cấp điện. Bạn khi đọc thông số của các mainboard thì đều nhận được câu trả lời là mainboard có thể chạy được toàn bộ CPU thế hệ 12 chẳng hạn. Nhưng chạy được với xung nhịp cao hay không thì nhà sản xuất mainboard thường không đề cập tới. Vì vậy mới có chuyện mua mainboard 3 triệu để chạy Core I9, máy tính vẫn chạy và bật lên được nhưng xung nhịp rất thấp.
Về ngoại hình vẻ đẹp thì cả 2 sản phẩm đều có những điểm đẹp riêng, chắc chắn sẽ có nhiều quan điểm trái chiều. ASUS B660M TUF DDR4 được thiết kế với IC PWM ASP2100 (chế độ 5+1), áp dụng tầng công suất song song, cấu hình 10+1+2 phase. Mỗi phase cho CPU/iGPU sử dụng Vishay SiC654 (50A). Nâng tổng số A cấp cho các thành phần này lần lượt là 500A/50A. PCB có 6 layer 20z. Đem lại khả năng cân tốt các CPU Core I5 thế hệ 12 khoảng 240W trở xuống. 240W này không phải là số W mà nhà sản xuất đề cập. Hiệu năng thực tế CPU thường ăn nhiều hơn thông số mà nhà sản xuất ghi rất nhiều. Thông số W này thường được các phần mềm HWinfo đọc ra gọi là MTP.
Gigabyte B660M Aorus Pro DDR4 sử dụng IC PWM OnSemi NCP81530 (chế độ 6+1) áp dụng tầng công suất song song, cấu hình 12+1+1. Số lượng Phrase là nhiều hơn so với ASUS B660M TUF đem lại khả năng cung cấp nhiều điện hơn. Gigabyte Aorus cũng được trang bị khả năng tản nhiệt mainboard có truyền thống là mát mẻ. Mỗi phase cho CPU/iGPU sử dụng OnSemi NCP302155 (55A). Nâng tổng số A cấp cho các thành phần này lần lượt là 660A/55A. PCB cũng là 6 layer 20z. Về trang bị thì cả hai khá đồng đều không chênh lệch nhiều. Đều cân tốt core I5 thế hệ 12 dễ dàng.
Về lý thuyết, dựa theo trị số mạch VRM của con B660M Aorus Pro nhỉnh hơn con ASUS B660M TUF, nhưng con Onsemi mà AORUS sử dụng có hiệu quả thấp hơn Vishay SiC654 của TUF. Do đó, trong sử dụng thực tế, TUF hiệu quả hơn so với con AORUS một chút. TUF có thể cân tốt được CPU Intel Core i7 12700 và 12900F. Việc cho nó cân Core I5 là việc hoàn toàn dễ dàng và mát vẻ. Với những tác vụ chơi game thì bạn không cần phải quá lăn tăn trong việc chọn lựa. Còn bạn là người làm việc 3D hay edit video thì cần một xung nhịp thật cao và mát mẻ. Bởi vì những công việc này sử dụng rất nhiều tới CPU hơn là chơi game.