Vào những ngày mưa, không khí ẩm ướt là điều kiện thuận lợi nhất cho loài đỉa khát máu sinh sôi mạnh mẽ. Loài vật này đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người từ nông thôn đến thành thị bởi sự đáng sợ của nó. Lại cũng có nhiều bạn chưa phân biệt được rõ con đỉa và con vắt. Nào hãy cùng HOAKY68 tìm hiểu về cách xử lý đỉa cắn trong rừng.
Con đỉa có tên khoa học là Hirudinea thuộc ngành giun đốt. Sinh sống chủ yếu ở dưới nước ngọt và một số ít sống ở biển, và khoảng 80-90% các loài đỉa là sinh sống dưới nước ngọt nhưng chỉ có 10-20% loài đỉa sống trên cạn. Ở Việt Nam hiện tại hầu như không có ai buôn bán con giống con đỉa mà đều ra sức tận diệt chúng.
Đỉa có hình dạng giống con giun, dài khoảng 2-5cm, có giác hơi ở đầu và đuôi. Một vết cắn máu của chúng có thể cứu đói tới 6 tháng. Đỉa cũng có tập tính riêng, chúng thích sống ở những khu rừng nhiệt đới, hoặc nơi ẩm thấp với nhiệt độ khoảng 24-28 độ C. Như vậy con đỉa ăn gì? Chính là ăn máu của các loài động vật đó các bạn à.
Đỉa thường rủ nhau đi săn vào 5 - 8 giờ sáng và 17 - 19 giờ chiều. Đặc biệt sau những cơn mưa, thời tiết và mặt đất ẩm ướt hơn là thời điểm máy vắt hoạt động mạnh nhất. Bên cạnh đó, chúng thường làm tổ ở những nơi khuất tầm nhìn như hốc cây, hố trũng, ven bờ nước… để rình rập con mồi.
Vì khả năng chịu lạnh kém nên những nơi có nhiệt độ cao và ấm áp trên cơ thể như nách, bẹn, đùi, cổ,… là những nơi chúng thích nhất. Khi đã xác định được mục tiêu là con mồi, chúng tấn công dứt khoát, bám chắc vào cơ thể và ăn no nê. Khi hút máu, đỉa sẽ tiết ra một chất gọi là hirudin, hợp chất này có tác dụng ngăn máu đông lại, nhờ đó chúng có thể thực hiện việc đỉa hút máu dễ dàng hơn.
Đỉa khá mềm nên chúng ta khó nhận biết, đặc biệt là trên mặt đất vườn nhà người dân miền Bắc thường xuất hiện con sên đen giống con đỉa. Vết thương do đỉa cắn nếu không được xử lý kịp thời, vết cắn khó cầm máu và dễ bị nhiễm trùng. Dưới đây là một hình ảnh con đỉa hút máu người, chúng cắm đầu cắn một vết không nhỏ và tiến hành hút máu, khi nó căng chúng sẽ nhả ra và rụng khỏi cơ thể vật chủ.
Trong đông y thì con đỉa khô là Thủy Điệt, một vị trong các vị thuộc rất đặc biệt chống đông máu, lợi tiểu. Đây chính là nguyên nhân khiến người trung quốc nuôi đỉa và mua đỉa từ Việt Nam. Có rất nhiều phương thuốc tuyệt vời khác, bạn không nên tự ý sử dụng đỉa làm thuốc mà chưa có sự chẩn đoán từ bác sĩ, liều lượng và cách dùng.
Nếu không may bị đỉa cắn, bạn cần lưu ý xử lý vết thương nhanh chóng theo các bước sau.
Bị con đỉa cắn là một trong những nỗi lo kinh hoàng của rất nhiều bạn trẻ bởi nó vừa ghê lại vừa có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn độc hại truyền vào máu người bị địa cắn. Những hình ảnh con đỉa hút máu người sẽ ám ảnh người bị nó cắn suốt một thời gian dài.
Bạn nên chọn những chiếc áo dài tay, quần dài, đi tất cao kín đáo hoặc sử dụng loại quần cạp cao đến mắt cá chân để tránh lộ phần chân, tay và cổ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của loài vật nhỏ bé này.
Quần áo bằng len hoặc nylon là chướng ngại vật khó khăn đối với đỉa. Bởi vì chúng di chuyển bằng cách búng, nhưng trên những vật liệu này, chúng không thể di chuyển quá 10 cm. Khi xâm nhập chúng thường tìm tới những nơi có niêm mạc hoặc da mỏng, kín đáo để trú ngụ và âm thầm hút máu. Lỗ mũi cũng là nơi mà chúng có thể chui vào và hút máu khiến bạn khó chịu.
Có thể bạn nghĩ con đỉa là một loài bất tử. Trên mạng đã có rất nhiều clip nói về tra tấn con đỉa rất nhiều mà nó vẫn khỏe và di chuyển. Nhưng không đâu, con người mới là loài bất tử, có rất nhiều loại hóa chất có thể làm cho loài đỉa này sợ và thậm chí bị tiêu diệt. Ngày nay cũng có nhiều loại thuốc chống côn trùng nên bạn có thể chuẩn bị sẵn một lọ trong ba lô trước chuyến đi. Con đỉa sợ các chất đắng, mặn, chất có tính kiềm mạnh nên bạn có thể pha với nước muối đậm hoặc dùng các loại thuốc đuổi côn trùng có vị đắng xịt/bôi vào mắt cá chân, giày. Một số cách truyền thống của người Việt Nam như sử dụng vôi, dầu frangipani, dấm, dầu gió,... Hiện nay nhiều địa phương sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học nhiều dẫn tới loài đỉa đang dần biến mất, rất hiếm khi chúng ta có thế thấy loài đỉa trong tự nhiên nữa. Chỉ những địa phương thực sự không ô nhiễm thì đỉa mới có thể sinh sống với số lượng lớn.
Bạn cũng nên tránh những nơi rậm rạp, ẩm ướt, hạn chế da tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi di chuyển trong rừng. Bạn nên dọn dẹp khu vực xung quanh, rắc muối hoặc xịt côn trùng khi ngồi nghỉ ngơi hoặc dựng lều. Đỉa chủ yếu sống ở dưới nước, hãy bịt chặt các ống quần của bạn lại mỗi khi lội nước. Trên cạn thì trong các khu rừng thì có con vắt, một loài tương tự đỉa và cũng hút máu. Chúng ta cũng cần phải bịt chặt các ống quần, cho nó vào trong tất nếu đi giày.
Trên những cánh đồng trước thời kỳ có thuốc diệt sâu bọ phát triển mạnh như bây giờ, đỉa là một con vật rất khó giết hoàn toàn. Bởi lẽ ngoài tự nhiên khó có thể tìm thấy những con vật có thể ăn được con đỉa, thiên địch của chúng. Tuy vậy những đàn vịt được nuôi vùng sông nước lại chính là loài vật mệnh danh là mãnh cầm. Hệ tiêu hóa và đề kháng mạnh mẽ đã khiến con vịt có thể ăn được con đỉa và tiêu hóa chúng thành dinh dưỡng.
Ngoài vịt thì con người cũng có thể ăn được con đỉa khi chế biến món ăn. Món ăn từ đỉa tại Trung Quốc đã không còn xa lạ với nhiều người. Các bạn có thấy con đỉa và con vắt rất giống nhau không, đây là 2 loại sinh vật hút máu phổ biến trong tự nhiên. Con đỉa ăn được và có thể sử dụng như thuốc nhưng bạn sẽ không thể biết người Trung Quốc đã chế biến đỉa ra sao đâu.