Trang chủ / Bài viết /

Wiki Cóc Việt Nam, tác dụng, ăn có tốt không? Có độc không và trong tiếng anh là gì?

Con cóc là một loài được xếp là loài lưỡng cư rất phổ biến trên khắp thế giới và Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam và một vài quốc gia lân cận có loài cóc nhà mà ai cũng từng nghe qua. Khác với ếch, con cóc khác con ếch, nháy và các loài lưỡng cư khác ở điểm da cóc rất sần sùi. Hơn thế nữa, bài viết này chúng ta sẽ khám phá chi tiết về loài cóc này nhé.

Con cóc là con gì?

Cóc là một bộ phận những loài ếch lưỡng cư có vẻ ngoài là lớp da sần sùi và thường có độc trên người, tuy nhiên cóc thường được người dân Châu Á gọi để chỉ loài cóc nhà. Trong đó cóc nhà có tên khoa học là Duttaphrynus melanostictus thuộc bộ Anura. Cóc tên tiếng anh là toads.

con cóc Việt Nam

Đặc điểm nhận dạng: Cóc nhà có da vàng hoặc vàng nâu nhẹ sần dùi, cóc trưởng thành có bụng rất to tròn, cóc nhỏ có thân hình nhỏ gọn hơn. Cóc nhà sống chủ yếu trên cạn và sinh dưới nước, tuy vậy khả năng nhảy của cóc khá chậm và yếu nhưng con cóc có biết bơi vì chúng là lưỡng cư. Vì vậy có những trường hợp có lỡ nhảy xuống hố hoặc xuống bể nước sẽ không nhảy lên bờ được, dần dần chết đói.

Theo thông tin từ bộ giáo dục nghiên cứu thì cóc nhà thuộc bộ lưỡng cư không đuôi, cóc sống trên cạn có chân sau lớn và dài hơn chân trước, kiếm ăn chủ yếu vào chiều tối và ban đêm. Cóc đẻ trứng xuống nước rồi trứng nở thành nòng nòng như hầu hết các loài lưỡng cư khác. Ban ngày cóc nhà thường ngủ ở những hang hốc hoặc bụi rậm kín đáo. Thức ăn của cóc nhà nói riêng và cóc nói chung là các loài côn trùng có cánh, giun, dế, sên, sâu bọ,...ghóp phần phát triển nông nghiệp. Cóc nhà sinh sống chủ yếu ở các vùng đồng bằng và hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng nếu cứ tiếp tục bị con người săn bắt làm thực phẩm hoặc thuốc.

Lợi ích, vai trò của con cóc

Con cóc nhà ở Việt Nam và người phương Đông thường nhắc đến là loài khá hiền lạnh không tấn công các loài vật khác hoặc đồng loại, trừ con mồi. Mùa mưa những tháng sau hè người ở vùng đồng bằng thương xuyên bắt gặp cóc bò vào nhà bắt ruồi muỗi, nhảy ra bắt mối, côn trùng, chó mèo cũng không tấn công nó. Cộng thêm cóc sống ngoài đồng ruộng rất nhiều nên bắt mồi côn trùng sâu bọ giúp cho nông dân từ xưa đến nay vào ban đêm, lại đúng bù cho việc chim chóc bắt sâu bọ vào ban sáng cho nông dân. Vậy nên dù có ngoại hình sần sùi xấu xí nhưng con cóc có lợi nên người nông dân vẫn rất bảo vệ loài cóc.

cóc nhà trưởng thành bụng to môi mỏng

Con cóc có độc không?

Cóc nhà có độc ở da, nhựa cóc, trứng cóc nên những sinh vật ăn thịt cóc rất dễ chết vì chất độc của cóc khá nguy hiểm. Tuy vậy con cóc có thể ăn được nếu chế biến loại bỏ chất độc và làm ra món ăn như ruốc cóc, thịt cóc, thuốc đông y,...

Việc ăn làm thịt cóc cần phải có người có chuyên môn nhiều năm thực hiện nếu không sẽ rất nguy hiểm. Rất nhiều bộ phận nội tạng cóc có chứa chất độc và trong quá trình mổ thịt sẽ có thể lan nhiễm sang các vùng thịt an toàn khiến chúng trở lên có độc. Một số loài vật như chó mèo nếu chó ăn phải con cóc rất có thể sẽ trúng độc nguy hiểm, nhưng rắn hổ mang ăn thịt cóc thì lại không nguy hiểm vì loài rắn này có kháng thể chống lại được nọc độc này, thường được người nuôi cho ăn cóc. Trên thế giới còn có rất nhiều loài cóc độc tính mạnh khác tuy vậy hầu như không có hại với con người.

Con cóc có cắn không?

Con cóc không có răng nên sẽ không cắn người nhưng với côn trùng sâu bọ cóc sẽ ngậm chặt và nuốt, dịch vị của cóc sẽ tiêu hóa con mồi nhanh chóng. Do nó không cắn người nên nếu có ai gặp phải chúng cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên con cóc có răng sống ở Trung Quốc gọi là cóc có răng đốm đỏ, cũng khá nhỏ nhưng không tán công con người.

con cóc nhà chuyên ăn sâu bọ côn trùng

Con cóc trong văn hóa truyền thống

Cóc nhà đã xuất hiện từ xa xưa cùng với văn minh của người Châu Á, gắn bó với nông nghiệp từ xa xưa, giúp đỡ nông dân diệt sâu bỏ bảo vệ hoa màu, bản tính hiền lành không hại ai cũng khiến loài cóc được cho vào văn hóa rất nhiều. Ở Việt Nam tuy chỉ có cóc nhà hiền lành nhưng các nước xung quanh có rất nhiều loài cóc độc hại khác. Dân gian cũng có rất nhiều câu chuyện, tích xưa có đề cập đến loài cóc này. Nổi bật nhất đối với người Việt Nam là câu chuyện "Cóc kiện trời", "Gan cóc tía", "Lấy vợ cóc",... Và nhiều câu thành ngữ, ca dao nổi tiếng có nhắc đến loài cóc nhỏ bé này.

Thành ngữ, ca dao về con cóc

Một số ví dụ như câu "Con cóc là cậu ông trời ai mà đánh nó thì trời đánh cho", đây là câu ca dao được trẻ con xưa nghĩ ra từ câu chuyện "Cóc kiện trời" để chỉ Trời còn nể con cóc. Hay có câu "Gan cóc tía" lấy từ câu chuyện cùng tên để chỉ sự can đảm của một ai đó, vì câu chuyện này nói đến sự thông minh, dũng cảm của cóc tía đã lừa được chúa sơn lâm và khiến hổ phải sợ hãi trước cóc nhỏ bé. Hay câu "Cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga" để tỏ ý chê một người kém cỏi về một khía cạnh nào đó nhưng lại yêu thích một người khác có nhiều thế mạnh hơn hẳn. Cũng có một câu thường hay xuất hiện trong học tập và đời sống là "Nhảy cóc" để miêu tả hành vi làm việc gì đó bỏ bớt công đoạn, không làm đầy đủ theo quy trình vạch ra sẵn. Và còn rất nhiều câu tục ngữ dân gian có những ví von về loài này mà mọi người có thể tự tìm hiểu.

cóc kiện trời

Cóc trong văn hóa phương Đông

Như nói về "Ngũ Độc" rất nổi tiếng ở Trung Quốc đặc biệt là trong phim ảnh Trung Quốc hoặc các sách cổ. Nói "Ngũ Độc" là gì mà liên quan đến con cóc? Cổ nhân xưa thường nói Ngũ Độc để chỉ 5 con vật có độc ngoài tự nhiên khá gần với con người . Ngũ Độc gồm Rắn, Rết, Cóc, Bò Cạp, Thạch Sùng trong văn hóa xưa, người xưa đều né tránh và sợ chúng. Bởi các quốc gia phương Đông không chỉ có cóc nhà mà có rất rất nhiều các loài cóc có độc rất mạnh với đủ loại màu sắc. Còn Việt Nam có cóc nhà tuy thịt có độc nhưng rất hiền lành và có lợi cho người nông dân.

cóc mía kịch độc

Nhìn rộng ra thế giới một chút, chúng ta cũng sẽ thấy nhiều điển cố điển tích dân gian lưu truyền về con cóc. Trung Quốc là quốc gia trung tâm của văn hóa truyền thống với nhiều điều từ xưa lưu lại đến nay vẫn được người các nước khác dùng như các sách cổ như "Chu Dịch" chuyên được dùng để bói toán, "Bát Quái", "Lạc Thư", hoặc các lễ nghi Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín,... Những gì lưu truyền ở quốc gia này thường có phần chính xác.

Cóc vàng, Thiềm Thừ, Kim Thiềm là con gì

Ngoài Ngũ Độc thì còn có thêm một thứ rất nổi tiếng về loài cóc này đó là "Thiềm Thừ" hay "Kim Thiềm". Kim Thiềm hay Thiềm Thừ là con cóc ngậm tiền vàng có ba chân, ngồi trên đống tiền lưng đeo 2 dây tiền vàng. Trên đầu tượng Kim Thiềm khảm hình Lưỡng Nghi của Đạo gia, lưng có 7 nốt sần ứng với chòm sao Đại Hùng hay còn gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh, mắt trợn đỏ, miệng ngậm đồng tiền cổ, chân đạp lên nhiều tầng tiền cổ. Các gia chủ và giới kinh doanh đều xem như bảo vật linh thiêng dùng làm đồ trang trí, thờ phụng để đem lại may mắn, tài lộc, thăng tiến. Rất nhiều cách để con cóc ngậm tiền trang trí được nhiều người chia sẻ trên mạng để thu hút may mắn. Thế nhưng trong các sách cổ Trung Quốc lại kể về lai lịch của con cóc ba chân ngậm tiền vàng này không hề tốt đẹp.

kim thiềm trong truyền thuyết xưa là cóc tinh

Kim Thiềm là yêu tinh có kích cỡ khổng lồ, chỉ ở những nơi có đất phong thủy đẹp và hút tài vận. Thế nhưng Kim Thiềm thân mang tài vận nhưng lại gây hại bách tính dân lành, tính khí hung ác sánh ngang tứ đại hung thú thượng cổ gồm Hỗn Độn, Cùng Kỳ, Đào Ngột, Thao Thiết trong truyền thuyết. Trong cuốn sách cổ "Thần Tiên Liệt Truyện" kể rằng có ông Đạo sĩ Lưu Hải đạo hạnh phi phàm là đệ tử của Lã Động Tân trong bát tiên( 8 vị tiên có thật gần 2 ngàn năm trước). Lưu Hải vân du thì phát hiện yêu tinh Kim Thiềm làm hại dân lành liền thu phục nó, chặt mất 1 chân của Kim Thiềm khiến nó chỉ còn 3 chân. Sau khi bị thuần phục, ông bắt nó phun ra những đồng tiền vàng phân phát cho dân.

Có thể thấy trong dân gian đây đúng là con cóc yêu bản tính hung ác nhưng miệng hút tài vận. Người hiện đại thường mua những tượng Kim Thiềm để mong muốn thu hút may mắn, tiền tài cho gia chủ, thờ phụng ngang hàng với Thần thú Tì Hưu. Xét thời nay thấy những thứ người ta dùng làm trang trí nhà hầu hết là lấy từ hình ảnh trong truyền thuyết dân gian như Rồng, Phượng, Kỳ Lân, Rùa, Hạc,... và giờ là cả Thiềm Thừ. Trong dân gian Kim Thiềm vốn tài lộc nhưng hung ác, là yêu cóc nhưng người ta bây giờ dùng Kim Thiềm để trang trí may mắn thì liệu có may mắn, bình an? Lại nói cóc trong văn hóa xưa nằm trong Ngũ Độc mà người ta luôn tránh né e sợ. Cổ nhân dạy "Hậu đức tải vật", có nghĩa là hết thảy tiền tài công danh đều từ đức mà quy đổi, cho nên nếu muốn tài lộc và bình an thì trước tiên phải hành thiện tích đức, cố gắng phấn đấu trong công việc rồi mới tính đến trang trí để đem lại may mắn.

Chia sẻ bài viết lên: Facebook, Messenger
Quảng cáo sản phẩm với 300k liên hệ chúng tôi
BÀI VIẾT MỚI NHẤT