Ban đang là sinh viên và muốn mua cho mình 1 mẫu laptop ứng ý để học cntt, lập trình, kinh tế, sư phạm, cơ khí, đồ họa, văn phòng, kế toán ... Rất nhiều bạn thắc mắc là nên mua hãng nào Dell hay asus, dell hay HP, hãng nào cũng tốt. Sau đây là bài hướng dẫn chọn mua laptop phù hợp theo ngành bền và dùng lâu dài.
Mình cũng là một người trong ngành công nghệ thông tin vì vậy mình nghĩ bài tư vấn này sẽ giúp ích được cho bạn. Với sinh viên công nghệ thông tin thì sẽ cần chạy những tác vụ như code, chạy giả lập, lập trình, Android studio, Visual Studio, ... thì cấu hình cũng không cần quá mạnh. Cấu hình yêu cầu cho lập trình là:
Đặc biệt dân coder cần mang máy tính di chuyển đi lại nhiều lần, thì cứ chọn loại mỏng nhẹ, đẹp là được. Cấu hình ngon như này thì giá sẽ tầm 15 - 20 triệu đấy, Vậy là đã xong chọn laptop cho sinh viên Công nghệ thông tin.
Đặc điểm chung của những ngành nghề này là công việc không sử dụng nhiều những ứng dụng nặng nên mình sẽ gộp chung. Các tác vụ thường dùng của sinh viên ngành sư phạm, kinh tế, kế toán, văn phòng như: word, excel, powerpoint, thuyết trình.
Cấu hình yêu cầu của sinh viên sư phạm, kinh tế, kế toán sẽ là:
Chọn laptop cho sinh viên thường cấu hình thuộc dạng này thường có giá từ 10 - 15 triệu đấy.
Laptop là một thiết bị di động mỏng nhẹ vì vậy không thích hợp để chơi game bởi vì tản nhiệt kém, giá thành cao hơn PC, màn hình nhỏ, cấu hình yếu. Nhưng nếu bạn vẫn muốn chơi game thì các nhà sản xuất laptop gần đây đã sản xuát riêng những dòng laptop gaming. Những dòng laptop này rất hầm hố, tản nhiệt tốt, cấu hình ổn và chơi được rất nhiều các tựa game. Các bạn sinh viên thường lợi ụng việc học để mua laptop gaming khiến chúng bán rất chạy. Sinh viên vừa đáp ứng được nhu cầu học tập lẫn giải trí.
Một số dòng laptop gaming có thể kể như: Acer Nitro 5, Asus A15, Asus Rog strix g531, Dell Gaming G3, MSI GF63, Lenovo Legion 5, Lenovo Y454, HP Pavilion, ...
Làm đồ họa cái đầu tiên chúng ta cần đó là một cái màn hình to chuẩn màu sắc. dải màu rộng, về đồ họa 2D thì chúng ta thường sử dụng những phần mềm khong quá tốn tài nguyên như Photoshop, Ilusstrator, CorelDraw, AutoCAD, ProgeCAD ... Một số phần mềm vẽ khác. Chọn laptop cho sinh viên đồ họa 2D. Sau đây là một số yêu cầu chọn laptop đồ họa 2D:
Chọn Laptop để vẽ đồ họa 3D cần rất chú trọng tới tản nhiệt bởi vì đây là yếu tố rất nan giải trên laptop để có thể sử dụng trong thời gian dài với xung nhịp cao. Vẽ đồ họa 3D yêu cầu một cáu hình mạnh mẽ, có card đồ họa rời dung lượng cao. Chọn laptop cho sinh viên đồ họa 3D. Sau đây là cấu hình tối thiểu để vẽ đồ họa 3D:
Nếu bạn đang là sinh viên chọn laptop đồ họa 3D thì với chi phí rẻ cho học tập bạn cũng có thể sử dụng những dòng laptop gaming với tản nhiệt xịn xò để tiết kiệm chi phí. Sau khi học xong bạn vẫn có thể nâng cấp máy khác nếu nhu cầu cao hơn nữa. Những dòng máy đồ họa 3D thường có giá trên 30 triệu khiến rất nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn.
Một số phần mềm vẽ 3D như: SolidWorks, Inventor, Blender, CAD, Sketchup, ap2000, Autodesk Revit, Autodesk Homestyler, Wings 3D, Daz Studio, ArchiCAD, FreeCAD Arch, Maya, 3Ds Max, Meshmixer, MakeHuman,
Một số phần mềm edit video dựng phim như: Adobe Premiere Pro, After Efect, LightWorks, Sony Vegas Pro, Camtasia, CyberLink PowerDirector, davinci resolve, ...
Mình cũng là một sinh viên điện tử viễn thông nên mình cũng hiểu phần nào về laptop cho sinh viên kỹ thuật. Nhu cầu của các bạn sinh viên kỹ thuật cũng không cần thiết phải quá mạnh mẽ, trừ sinh viên ngành kiến trúc, vẽ cơ khí cần 3D thì tham khảo phần đồ họa 3D nhé. Chọn laptop cho sinh viên kỹ thuật Điện tử viễn thông cần các phần mềm như: Altium, Proteus, orcad, Matlab, visual studio, Catia, Fusion, Creo Parametric, Onshape ...
Một số hãng sản xuất laptop nổi tiếng nhát hiện nay như: Asus có dòng laptop Notebook sinh viên và Zenbook cao cấp; Lenovo, Acer, Dell, HP, MSI. Bạn sẽ bất ngờ với thị phần của HP đấy bởi vì nó chiếm thị phần nhiều nhất.