Bạn muốn vào BIOS trên máy tính để bàn PC cũng như laptop nhưng lại không biết bấm phím nào để vào. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách vào BIOS trên các dòng máy thông dụng hiện nay.
BIOS là viết tắt của cụm từ "Basic Input/Output System" có nghĩa là Hệ thống nhập xuất cơ bản. BIOS nằm trong máy tính cá nhân và mainboard (Bo mạch chủ), BIOS là chương trình khởi động của máy tính, chức năng của nó là giúp liên kết các phần cứng khác trên máy tính, bo mạch chủ liên kết với nhau có thể thực thi các lệnh để liên kết chúng với nhau.
Khi bạn bật máy bios sẽ được khởi động trước. Bios sẽ phân bố xem thiết bị nào sẽ được khởi động vào tiếp theo. Dữ liệu của bios được nằm trong một bộ nhớ ROM trên mainboard. Mỗi hãng sản xuất mian board sẽ thiết kế những chương trình bios khác nhau với giao diện khác nhau.
Để vào được bios của máy tính thì khi bật máy tính laptop PC, khi vừa mới khởi động lên màn hình bạn phải nhanh tay nhấn ngay phím Bios để vào được Bios. Mỗi hãng sản xuất laptop có một phím vào Bios khác nhau, sau đây là sanh sách phím vào bios của các hãng và phím boot menu:
Với máy tính đẻ bàn phím vào Bios được quy định bởi hãng sản xuất mainboard của bạn. Sau đây là danh sách các hãng sản xuất Mainboard và phím vào bios tương ứng của nó:
Trên đây là cách vào Bios một số dòng máy phổ thông, thông dụng. Hy vọng nó có thể giúp ích được cho bạn.
Bài tương tự: Hướng dẫn cài Windwos 11 cho máy cấu hình yếu, đời cũ
Nếu bạn lỡ tay bật Fast Boot trong lần vào bios trước đó thì rất có thể những lần sau bạn rất khó có thể vào được bios nữa vì quãng thời gian boot diễn ra rất ngắn và sẽ bị bỏ qua. Fast boot sẽ bỏ qua thời gian để nhấn phím và khiến cho bạn rất khó để vào. Nhưng để vào được Bios trở lại bạn sẽ phải nhấn thật nhanh tay hơn rát nhiều hoặc tham khảo cách vào bios trên Windows 11 và win 10 dưới đây.
Bước 1: Các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở của sổ cài đặt (Setting) => Recovery (Phục Hồi).
Bước 2: Ở thẻ này chon Restart Now (Khởi động lại ngay). Hệ thống sẽ hỏi bạn có chắc chắn muốn khởi động lại thì bạn nhấn Ok.
Bước 3: Sau khi máy khởi động lại hộp thoại Choose an option xuất hiện, tại đó bạn click chọn Troubleshoot.
Trên màn hình Troubleshoot, click chọn Advanced options để truy cập tùy chọn Advanced Startup Options. màn hình tiếp theo Advanced options, click chọn UEFI Firmware Settings.
Cuối cùng màn hình Winddows thông báo Restart to change UEFI firmware settings”, click chọn Restart để vào bios. Nếu không xuất hiện tùy chọn này thì máy tính của bạn không hỗ trợ. Phương pháp này hoạt động trên những mainboard đời mới gần đây.