Trang chủ / Bài viết /

Wiki Vắt là con gì? Bị cắn, ăn có sao không và cách tiêu diệt, cách trị

Tiết trời giao mùa kèm theo những đợt mưa ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để côn trùng sinh sôi và hoành hành, đặc biệt là với loài vắt. Hình ảnh con vắt rừng bám lên chân tay hút màu người đi rừng là điều không còn quá xa lạ. Con vắt là loài côn trùng có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người, chúng là nỗi ám ảnh của nhiều người khi đi vào rừng, hoặc ngay cả khi đi ngang qua các khu vực sông suối ẩm ướt. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem con vắt là con gì và những cách phòng chống cũng như xử lí khi bị vắt cắn nhé!

“Vắt” là con gì? Đặc điểm chung của loài vắt

Con vắt hay có người gọi là con dắt là một loại côn trùng thuộc họ giun đốt và cũng có thể gọi con vắt là một loài đỉa nhỏ sống ở trong rừng vùng khí hậu nhiệt đới. Thức ăn của chúng là máu và thông qua việc con vắt hút máu các loài động vật khác mà duy trì sự sống.

con vắt rừng

Con vắt sống ở đâu?

Con vắt chuyên sống ở các rừng nhiệt đới, các khu vực suối ẩm ướt và các kẽ đá, bờ giếng, là loại côn trùng nhỏ. Trọng lượng trung bình khoảng của con vắt khoảng 100mg, kích thước dài cỡ 3-5 cm khi ở trạng thái nghỉ, có giác bám bao phủ ở đầu và đuôi, nhờ đó mà chúng có khả năng bám chắc vào da vật chủ rồi hút máu đồng thời tiết ra chất chống đông máu, làm chúng ta khó vẩy nó ra khỏi người.

Con vắt và con đỉa trông khá giống vì cùng thuộc ngành giun đốt, lúc bình thường, chúng có thể chỉ nhỏ bằng đầu tăm, nhưng khi hút máu no có thể to gấp 10 lần kích thước ban đầu nhờ cơ thể rất dai và dãn. Chúng di chuyển bằng cách “co đi, co lại” thân mình với 33 đốt sống.

Vắt không chịu được lạnh hay thời tiết quá nóng, chúng chỉ sống trong các khu vực ẩm ướt vùng nhiệt đới, thích hợp ở nhiệt độ 25-28oC. Vì thế chúng thường đi tìm mồi trong khoảng thời gian từ 5-8h sáng hoặc 17-19h tối, khi trời đã chuyển mát. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn.

hình ảnh con vắt hút máu người

Vắt có thể đánh hơi và cảm nhận được tiếng động, khi cắn người bao giờ nó cũng bám và bò đến nơi yên tĩnh không vướng quần áo hoặc nơi có da non để tiến hành hút máu. Bởi đặc tính chịu lạnh kém nên các vị trí có nhiệt độ cao, ấm trên cơ thể như nách, bẹn, đùi, cổ chân… là những nơi chúng thích nhất. Trung bình phải mất đến một giờ để vắt có thể hút no máu và buông thả con mồi. Nó rất háu ăn nên mỗi lần hút máu có thể hút một lượng máu gấp 8-10 lần cơ thể, lượng “ máu tươi” có thể dự trữ và tiêu hoá dần sau vài tháng do trong cơ thể có chứa chất Hirudin chống đông máu.

Các loài vắt có ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, có bốn loài vắt:

con vắt có kích thước cơ thể rất nhỏ và khó nhận ra khi bị đốt

Con vắt có nguy hiểm không?

Vì sống ở đất nên con vắt rất nguy hiểm, khát máu và ẩn náu kĩ, chúng sẽ bám vào các phiến lá, hốc đá, sông suối hoặc các vũng bùn lầy. Đến khi có người hoặc loài động vật nào đó đi qua thì sẽ bám vào và tấn công hút máu, có khi chui cả vào miệng, mũi, khí quản của người và động vật. Những người bị vắt hút máu sẽ hầu như không cảm giác được mình đang bị chúng đốt. Bản thân tôi là một ví dụ.

Tác hại của loài vắt?

Mùa hè, tình trạng vắt chui vào mũi không hiếm gặp, sau một thời gian hút máu trong cơ thể, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp… Khi bị vắt cắn sẽ có biểu hiện hơi ngứa rồi nhói hơn, chỗ bị hút sẽ thấy gai và sẽ mất khoảng 10 phút để máu ngừng chảy. Vết hút máu trên da thường không đau nhưng gây chảy máu kéo dài, có thể làm nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi chúng chui vào mũi, khí quản, ống tiêu hóa…

Cách tiêu diệt con vắt và phòng chống

Khi vào rừng, bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo như áo dài tay, quần dài, tất cao cổ, chất liệu len, không làm hở vùng chân, tay để tránh sự xâm nhập của loài vật hút máu này. Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc tiêu diệt con vắt, bạn có thể mua sẵn hoặc chuẩn bị nước muối pha
loãng, vì chúng rất sợ chất đắng, mặn.

Khi di chuyển, cần tránh những nơi rậm rạp, ẩm ướt, hạn chế tiếp xúc da trực tiếp với mặt đất hay nguồn nước sông, suối thay vào đó nên ăn mặc kín kẽ. Khi ngồi nghỉ chân, dựng lều, bạn nên dọn sạch sẽ khô ráo, khu vực xung quanh rắc muối hoặc dùng thuốc xịt côn trùng. Không nên đứng hay ngồi lâu tại một chỗ.

Cách xử lí vết thương an toàn khi bị vắt cắn

Khi chẳng may bị vắt cắn, bạn không nên gãi hoặc lấy tay gạt mạnh chúng ra vì có thể làm vết thương xước và rách to hơn, hãy dùng nước muối pha loãng hoặc có thể trực tiếp chà muối lên vết cắn để tránh bị nhiễm trùng và loại bỏ con vắt.

Sau đó rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước sát khuẩn rồi dùng băng gạc y tế để cố định vết thương và cầm máu. Thay băng sau 15 phút nếu máu vẫn chưa ngừng chảy và có thể sử dụng các loại thuốc côn trùng cắn để giảm ngứa, rát. Trên đây là các thông tin về loài vắt và cách phòng chống, xử lí vết thương khi bị loài vật này hút máu. Đừng nên chủ quan khi đi rừng vì chúng rất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn, vì vậy hãy tuân thủ các quy tắc phòng chống vắt để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé!

Chia sẻ bài viết lên: Facebook, Messenger
Quảng cáo sản phẩm với 300k liên hệ chúng tôi
BÀI VIẾT MỚI NHẤT