Sau đây là phần giải thích nguyên lí hoạt động của camera ẩn dưới màn hình (Camera under display) và tại sao ảnh chụp lại kém hơn bình thường, công nghệ mà một số hãng sản xuất điện thoại đang hướng tới.
Bài viết này dựa trên bài phỏng vấn CEO Nguyễn Tử Quảng của Bkav, chúng tôi xin tóm tắt lại như sau:
Bản thâm màn hình OLED là một tấm phim mỏng có thể nhìn xuyên qua được, màn hình OLED rất mỏng và trên tấm phim có chứa những bóng đèn LED rất nhỏ có mật độ cao, mắt thường sẽ không thìn thấy nó, nó như 1 lớp sơm ở trên bề mặt. Bạn phải soi dưới kính hiển vi mới thấy được. Một độ đèn LED càng cao thì độ phân giải màn hình càng cao và mức độ nhìn xuyên qua càng thấp.
Để camera có thể chụp được hình ảnh xuyên qua lớp màn hình hãng sản xuất màn hình sẽ giảm mật độ bóng đèn LED tại vùng có camera. Tuy nhiên, nếu giảm hết bóng đèn led dể camera được tốt nhất thì vùng đó sẽ bị toàn 1 màu đen, không thể hiển thị hình ảnh nữa màn hình sẽ trở thành loại nốt ruồi. Vậy là việc giảm bóng LED sẽ có giới hạn, cụ thể hiện nay màn hình này cho phép 50% ảnh sáng xuyên qua.
Khu vực chứa camera có mật độ điểm ảnh thưa vì vậy hình ảnh tại vùng đó dường như bị rỗ hoặc hiển thị như 1 màn hình có độ phân giải thấp. Đây là điều mà các hãng sản xuất vẫn đang đắn đo khi chưa dám công bố sản phẩm của mình.
Do camera bị 1 số điểm ảnh che chắn nên camera chụp ảnh cũng sẽ không được nhiều chi tiết như khi không bị gì che chắn. ZTE là hãng dũng cảm khi ông bố chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới có camera ẩn dưới màn hình. Camera của nó chụp ảnh kém được rất nhiêu người đánh giá là tệ.
Bkav cũng được chào mua tấm nền màn hình này, nhưng Bkav chưa dám mua vì sợ làm giảm chất lượng camera trước. Trước đó, Oppo hay Xiaomi cũng có sản phẩm demo camera ẩn nhưng sản phẩm chính thức thì họ chưa dám công bố.
Để có camera ẩn dưới màn hình thì chúng ta phải đánh đổi chất lượng của camera trước, liệu có đáng.