Nếu bạn đang có dự định sắm cho mình một bộ PC tầm trung sử dụng bộ vi xử lí Intel thế hệ thứ 12 mới nhất thì tôi tin rằng bạn sẽ quan tâm tới ASRock B660M-Pro RS và Gigabyte B660M-D3H. Đây là 2 sản phẩm nổi bật của phân khúc này được rất nhiều người phân vân lựa chọn. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những điểm khác nhau, những điểm hơn và kém của từng sản phẩm này nhé. Về giá thì Gigabyte B660M-D3H đang hơn khoảng 400k so với Asrock.
Sau đây là một số thông tin nổi bật về Gigabyte B660M-D3H bạn nên lưu tâm chú ý tới như sau. Mạch VRM là thứ rất quan trọng của một mainboard thì B660M-D3H có thiết kế 6+2+1. Trong đó IC PWM là Onsemi NCP81530(chế độ 6+2, điều khiển trực tiếp), sử dụng các Mosfet trở kháng thấp cho mỗi phase. PCB 4 layer 10z.
Thành phần CPU VCore bao gồm một con Onsemi 4C10N(30V, 46A) đóng vai trò High Side và hai Onsemi 4C06N (30V, 69A) đóng vai trò Low Side. Thành phần VCCGT bao gồm một con 4C10N đóng vai trò High Side và một Onsemi 4C06N (30V, 69A) đóng vai trò Low Side. Tụ điện sử dụng tụ rắn polyme APAQ dòng AR5K và PCB 4 layer 1 0z.
Cổng kết nối đa dạng với D-Sub, HDMI và 2 cổng Display Port cùng với USB 3.2 Gen 2 Type C mới nhất. Hỗ trợ mức xung RAM DDR5 lên tới 5333MHz (OC) một con số không tưởng. Đây cũng là mức xung cao nhất từ trước tới nay. Trang bị LAN 2,5GbE đời mới. Cụm âm thanh 7.1 hỗ trợ 6 jack cắm như một mainboard thường có. Trang bị trên PCB nút Q-Flash Plus, thuận tiện cho việc Flash BIOS dễ dàng mà không cần phải lắp đặt thành phần như CPU hoặc RAM. Nó có hai khe M.2 SSD. Cả hai khe đều hỗ trợ SSD PCIe 4.0 NVMe. Khe cắm phía trên sử dụng lane CPU và khe cắm phía dưới sử dụng lane chipset. Gigabite là một hãng có độ bao phủ lớn, rất nhiều các bộ PC đang chạy ở phân khúc giá rẻ đều tin tưởng Gigabite
Mạch VRM của sảm phẩm này là có thiết kế 7+1+1. Trong đó IC PWM là Richtek RT3628AE (chế độ 7+1, điều khiển trực tiếp), sử dụng các Mosfet trở kháng thấp cho mỗi phase. Thành phần CPU VCore bao gồm hai con SinoPower SM4508NH (30V, 48A) đóng vai trò High Side và hai con SM4373NA (30V, 78A) đóng vai trò Low Side. Thành phần VCCGT cũng tương tự như CPU VCORE. Nó sử dụng tụ điện rắn polyme APAQ dòng AR5K và PCB 4 layer 1 0z. Chỉ trang bị LAN 1GbE thay vì 2,5GbE như Gigabyte B660M.
Trang bị trên PCB nút USB Flashback, thuận tiện cho việc Flash BIOS dễ dàng mà không cần phải lắp đặt thành phần như CPU hoặc RAM. Hỗ trợ mức xung RAM tới 4800MHz (ép xung) cũng là DDR5 nhưng thấp hơn so với Gigabyte B660M-D3H. Trang bị hai khe M.2 SSD nhưng chỉ khe đầu tiên hỗ trợ SSD PCIe 4.0 NVMe, khe còn lại hỗ trợ PCIe 3.0 & SATA. Khe cắm phía trên sử dụng lane CPU và khe cắm phía dưới sử dụng lane chipset.
Hỗ trợ LEB RGB tích hợp phía sau phía dưới bên phải của PCB. Cũng có cụm âm thanh 7,1 nhưng chỉ có 3 jack cắm. Trang bị cổng M.2 Key-E for WiFi.
Xem nơi bán rẻ nhất: Tại đâyKhông có sản phẩm nào hơn hoàn toàn sản phẩm còn lại. Bạn phải phải lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. Nếu bạn sử dụng một thanh RAM có thể ép xung lên 5333mhz thì bạn có thể chọn Giga. Nhưng kéo theo đó là bạn cũng cần phải có 1 thanh RAM có xung cao và đắt tiền. Để chi tiết hơn mình sẽ thông kê.
Gigabyte B660M-D3H đang tốt hơn ở những điểm sau:
Còn ASRock B660M-Pro RS đang hơn ở những điểm sau:
Tôi tin rằng bạn đã có thể chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý theo nhu cầu của mình. Về độ bền thì hai hãng này đều được người dùng đánh giá rất cao.