Xóa điện thoại nhiễm virus, mã độc, quảng cáo, cách kiểm tra android và Iphone
Điện thoại nhiễm virus, mã độc quảng cáo xảy ra ngày càng nhiều trên các thiết bị Android và IOS. Điện thoại là nơi lưu trữ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc, tài khoản ngân hàng thanh toán vì vậy nó là mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu tấn công. Vậy đâu là những dấu hiệu điện thoại bị nhiễm virus, hãy cùng hoaky68 đi tìm hiểu nhé.

Nội dung chính
Cách kiểm tra điện thoại nhiễm virus
Theo các chuyên gia về an ninh mạng có nhiều dấu hiệu để kiểm tra nhận biết điện thoại bị nhiễm virus, mã độc quảng cáo:
Máy hoạt động ngày càng chậm
Máy hoạt động ngày càng chậm là điều bình thường của mọi điện thoại nhưng hoạt động ngày càng chậm ngay cả khi bạn không cập nhật phiên bản hệ điều hành mới. Các loại virus mã độc thường chạy ngầm vì vậy nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong hệ thống sẽ chiếm một khoản không nhỏ tài nguyên CPU, bộ nhớ RAM. Ngoài ra, các tiến trình hoạt động ngầm của điện sẽ khiến điện thoại tụt pin nhanh hơn dù ít sử dụng.
Trang web tự động chuyển hướng
Trang web tự nhiên bị chuyển hướng, nhiều trường hợp sẽ chuyển hướng đến các trang web giả mạo đẻ người dùng đăng nhập nhập vào các trang web đó. Mục đích là lấy cắp tài khoản gmail, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Còn một lưu ý, khi chúng ta lướt web trên trình duyệt Chrome vào những trang không uy tín, thì cũng thường bị chuyển hướng bởi quảng cáo. Chúng thường báo điện thoại của ta bị nhiễm virus và sắp nổ. yêu cầu chúng ta cài đặt ứng dụng diệt virus ngay. Cái đó chỉ là giả mạo để bạn cài những ứng dụng nguy hiểm từ ngoài Google Play. bạn không nên cài những ứng dụng được quảng cáo bên ngoài, không được cài đặt từ file Apk.

Xuất hiện những quảng cáo toàn màn hình
Điện thoại của bạn sẽ xuất hiện những quảng cáo ngoài màn hình ngay cả khi tại màn hình khóa, giao diện menu các ứng dụng. Quảng cáo xuất hiện toàn màn hình, che lấp mọi thứ ngay cả khi bạn không mở ứng dụng nào. Những mã độc quảng cáo này chủ yếu nhắm vào kiếm tiền từ quảng cáo bừa bãi.
Phòng tránh nhiễm virus, mã độc quảng cáo
Hạn chế cài quá nhiều những phần mềm mà chúng ta không kiểm soát được. Đặc biệt với những ứng dụng không được cài đặt từ Google Play, tải những tệp tin apk từ những website lạ về cài đặt sẽ gây nguy hiểm cho điện thoại của bạn. Những ứng dụng trên Google Play là những ứng dụng được Google kiểm duyệt rất kỹ và quét virus thường xuyên, những ứng dụng virus hoặc quảng cáo quá đà sẽ bị Google xóa bỏ.
Các phần mềm độc hại thường sẽ yêu cầu ta quyền truy suất vào danh bạ, tin nhắn, hệ thống lưu trữ, quyền quản trị viên. Đặc biệt nguy hiểm nếu ta cung cấp quyền quản trị viên cho nó, bạn sẽ không thể xóa bỏ được nó nếu không hiểu biết nhiều.
Điện thoại của Android, Apple không phải là không có lỗi. các nhà sản xuất điện thoại họ sẽ thường xuyên cập nhật những bản bá bảo mật hàng tháng. Chúng ta nên cập nhật nó thường xuyên
Tương tự: Android 12 ra mắt, có gì mới
Xóa điện thoại nhiễm virus, mã độc
Khác với virus trên máy tính có thể tự động nhân bản và copy. Trên điện thoại bảo mật hơn ở chỗ rằng virus sẽ là một trong những chương trình mà bạn đang cài và không thể nhân bản vì vậy không cần phần mềm diệt virus chúng ta vẫn có thể tự xóa ứng dụng virus được. Virus trên máy tính thì chúng ta không thể nhấn xóa được như trên điện thoại.
Nếu như bạn không thể phân biệt được ứng dụng nào đang là nguyên nhân gây ra thì cách dễ nhất để loại bỏ triệt để virus, mã độc đó chính là khôi phục điện thoại về cài đặt gốc.

Nhưng khôi phục cài đặt gốc sẽ khiến điện thoại mất hết dữ liệu (Ảnh, nhạc, video, tệp tin) trong bộ nhớ trong, danh bạ (Chỉ mất danh bạ lưu trong bộ nhớ trong, còn lưu trong SIM vẫn còn). Dữ liệu trong các ứng dụng như ghi chú có thể sẽ cũng bị mất.
Lưu ý: Trước khi khôi phục cài đặt gốc bạn cũng nên đăng xuất các toàn khoản Google, Samsung, Xiaomi,… mục đích là để đề phòng bạn quên mật khẩu vì khi khôi phục xong nó yêu cầu đăng nhập lại.
Vì vậy trước khi khôi phục cài đặt gốc bạn hãy sao lưu copy dữ liệu quan trọng vào máy tính, thẻ nhớ. Bật đồng bộ để sao lưu mọi thứ lên mây. Ví dụ tệp tin thì sao lưu lên Onedrive, Google Drive, Icloud Drive. Danh bạ thì sẽ đồng bộ theo tài khoản Google hoặc bạn cũng có thể xuất thành tệp tin trong mục cài đặt của danh bạ.
không nên sao lưu những ứng dụng đã cài đặt bởi vì điều này vô tình chúng ta sao lưu nhầm ứng dụng virus mã độc. Mục đích của khôi mục cài đặt là để loại bỏ cái ứng dụng virus. Sau khi khôi phục cài đặt xong thì chỉ nên cài đặt những ứng dụng từ Google Play store.
Cách khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại Samsung: Mở ứng dụng cài đặt -> Quản lí chung -> Đặt lại -> Khôi phục cài đặt gốc.
Cách khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại Xiaomi, Oppo, Vivo: Cài đặt -> Cài đặt bổ sung -> Sao lưu và đặt lại -> Đặt lại về dữ liệu gốc.
Xem thêm video về khôi phục cài đặt gốc điện thoại Oppo nhé (Nên xem):
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguyễn Duy22/03/2021 Wiki 0 144 Chia sẻ

Nguyễn Duy13/04/2021 Wiki 0 67 Chia sẻ

lelamtruong27/10/2020 Wiki 0 357 Chia sẻ

Nguyễn Duy27/11/2020 Khoa Học 0 327 Chia sẻ

Nguyễn Duy01/09/2020 Wiki 0 3014 Chia sẻ

Nguyễn Duy02/11/2020 Wiki 0 4107 Chia sẻ

Nguyễn Duy16/09/2020 Wiki 0 10707 Chia sẻ

Nguyễn Duy02/10/2020 Wiki 0 2335 Chia sẻ

Nguyễn Duy13/11/2020 Wiki 0 192 Chia sẻ

Ánh Lương18/11/2020 Wiki 0 2290 Chia sẻ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguyễn Duy18/04/2021 Khoa Học 0 39 Chia sẻ

Nguyễn Duy17/04/2021 Người Nổi Tiếng 0 73 Chia sẻ

Nguyễn Duy15/04/2021 Người Nổi Tiếng 0 211 Chia sẻ

Nguyễn Duy14/04/2021 Wiki 0 221 Chia sẻ

Nguyễn Duy13/04/2021 Wiki 0 67 Chia sẻ

Nguyễn Duy10/04/2021 Top 0 135 Chia sẻ
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.